Ông Nguyễn Văn Vinh: ‘Hòa Thái Lan là động lực để Việt Nam giữ đà phát triển’

Cựu Giám đốc kỹ thuật HAGL cho rằng Việt Nam đã thành công khi tiếp tục giữ đỉnh bảng G vòng loại World Cup 2022.

– Trong cả hai trận gặp Thái Lan, Việt Nam đều bị ép những phút cuối, thậm chí suýt phải nhận bàn thua. Ông đánh giá sao về điều này?

– Đúng là Việt Nam thua sút về thế trận trong khoảng 15 phút cuối nhưng nói rằng lép vế cả trận là không thỏa đáng. Thành quả nhìn thấy rõ nhất chính là cách biệt ba điểm hiện tại giữa chúng ta với đội gần nhất là Malaysia. Ở góc độ người hâm mộ, khó có thể đòi hỏi gì hơn. Ngày xưa, mỗi khi gặp Thái Lan, Việt Nam toàn chạy theo họ bạc mặt. Bây giờ các em đá được như vậy, không cớ gì chúng ta lại đi chê trách.

Ở buổi họp báo sau trận, HLV Park Hang-seo nói “Bóng đá luôn có tính phi logic”. Tôi đồng tình với quan điểm ấy. Không một đội bóng nào trên thế giới có thể đá hay tất cả các trận. Việt Nam cũng thế thôi, phải có trận này trận khác. Chúng ta không ghi được bàn vào lưới Thái Lan nhưng cũng không để họ chọc thủng lưới. Là một người làm nghề, tôi đánh giá cao tư duy chiến thuật này.

Nếu trọng tài không thổi phạt Đoàn Văn Hậu ở tình huống dẫn đến cú đánh đầu tung lưới Thái Lan của Bùi Tiến Dũng, Việt Nam rất có thể sẽ là đội chiến thắng. Điều ấy có nghĩa là chúng ta cũng có những cơ hội, thậm chí rõ ràng, chứ không phải không có như một vài thông tin tôi đọc trên mạng.

Nhiều người đã nói với tôi là Thái Lan áp đảo những phút cuối, là đội bóng này dứt điểm nhiều hơn. Nhưng hãy thử xem lại họ có bao nhiêu cơ hội thực sự nguy hiểm, ngoại trừ tình huống Văn Hậu dùng mặt cản bóng. Không thể nói cầu thủ Thái Lan chạy khỏe hơn, chạy nhiều hơn là chơi hay hơn Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, sự xuất sắc của Văn Lâm cùng lối chơi kín kẽ của hàng thủ Việt Nam đã buộc Thái Lan phải sút xa, phải đá phạt góc thẳng vào khung thành. Số cú dứt điểm của Thái Lan tăng đột biến là như vậy.

Trung vệ Bùi Tiến Dũng (trái) phản ứng với trọng tài chính Ahmed Al-Kaf sau khi ông thổi phạt đền cho Thái Lan. Ảnh: Đức Đồng.

Trung vệ Bùi Tiến Dũng (trái) phản ứng với trọng tài chính Ahmed Al-Kaf sau khi ông thổi phạt đền cho Thái Lan. Ảnh: Đức Đồng.

– Ông có nghĩ về một “cái dớp” nào đó giữa Việt Nam và Thái Lan không, khi mà trước đó thầy trò Park Hang-seo từng đánh bại đội mạnh hơn là UAE?

– Sau chuỗi trận thắng ở vòng loại World Cup 2022, nhu cầu của số đông người hâm mộ là thắng tiếp Thái Lan, là khẳng định ngôi số một Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế trận đấu tối 19/11 để thấy rằng Thái Lan vẫn rất mạnh. Tôi từng làm việc nhiều năm với cầu thủ Thái Lan và hiểu rõ rằng trình độ bóng đá nước này chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Ở trận gặp Việt Nam, họ không thay người tới tận phút 86. Rõ ràng, chất lượng cầu thủ Thái Lan không thể xem thường.

Sự nhỉnh hơn mà chúng ta cảm thấy thời gian qua là bởi Việt Nam đã tiến bộ thần tốc dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo. Trước đây, giả dụ Thái Lan được 10 điểm, thì chúng ta chỉ 5. Nay họ hơn 10 một chút, nhưng chúng ta đã lên được 8 hoặc 9 điểm. Trước một đối thủ như thế, cộng thêm quyết tâm chiến thắng của họ, cầu thủ Việt Nam vẫn chiến đấu ngoan cường, tôi thấy vô cùng hài lòng. Không hoàn thành mục tiêu giành ba điểm nhưng ngôi đầu bảng vẫn giữ được. Đó là thành công.

– So với giai đoạn đầu dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, vài trận gần đây những sự thay người của HLV Park Hang-seo không đem lại đột biến nữa. Nguyên nhân là vì đâu?

– Trước hết phải nói rằng từ trước đến nay, chưa có thế hệ đội tuyển nào của Việt Nam có tầm vóc tốt như vậy. Thứ hai, độ tuổi trung bình của đội còn rất trẻ, đa phần đều là 25, 26 tuổi, nghĩa là còn thời gian để tích lũy kinh nghiệm và tiến bộ. Thứ ba, trình độ kỹ thuật của cầu thủ rất đồng đều. Và thứ tư quan trọng nhất, mặt bằng về tư duy chơi bóng của các em rất cao. Đó cũng là sự trưởng thành lớn nhất của cầu thủ Việt Nam bây giờ. Ngay từ khi còn nhỏ, các em đã được dạy bài bản từ cách đi bóng, cách chạy chỗ cho đến những phương pháp để phòng ngự, phương pháp để ngăn đối phương ghi bàn… Với đội tuyển hiện tại, tôi thấy rằng khi phát triển bóng, các cầu thủ luôn có ý định rõ ràng, chứ không bao giờ chơi theo kiểu mạnh ai nấy đá.

Những chi tiết như việc thay người của ông Park hay phong độ đội tuyển, tựu trung cũng nằm trong quá trình tiến bộ của cả đội tuyển Việt Nam. Điều ấy không thể diễn ra trơn tru một cách thường xuyên. Không nên nghĩ Việt Nam đá dưới sức mà phải thừa nhận rằng Thái Lan đã chơi hay, thậm chí rất hay khi vượt qua được sức ép từ 40.000 CĐV trên sân Mỹ Đình và tâm lý căng thẳng sau trận thua Malaysia. 

Trận hòa Thái Lan sẽ khiến nhiều người trăn trở, nhưng cũng là động lực để những người làm bóng đá tiếp nối đà phát triển những năm qua. Hơn chục năm trước, Thái Lan là chuẩn mực để Việt Nam so sánh. Tôi ra đường thấy nào là xe Thái, dép Thái, đến đồ dùng cũng Thái. Nay chúng ta hòa đội tuyển Thái Lan trong thế ngang cơ, vừa là minh chứng rằng bóng đá Việt Nam đã phát triển, vừa là lời nhắc chúng ta không được phép tự mãn với những gì đã đạt được. 

Việt Nam 0-0 Thái Lan

Diễn biến chính trận đấu Việt Nam – Thái Lan tối 19/11.

– Có ý kiến cho rằng Việt Nam đã chạm giới hạn phát triển với lứa cầu thủ hiện tại. Ông có đồng tình hay không? Nếu muốn tăng sức mạnh đội tuyển hơn nữa, chúng ta cần làm gì?

– Nhược điểm thì đội bóng nào cũng có. Quá trình phát triển của một đội bóng, và rộng hơn là của một nền bóng đá, là tìm cách loại bỏ dần những điểm yếu. Cái hay, cũng là cái may của bóng đá Việt Nam lúc này là chúng ta đã phát triển đúng. Việt Nam đã xây dựng được một đội tuyển có bản sắc, có lối chơi rõ ràng, phù hợp với tầm vóc, con người cũng như khả năng của các cầu thủ. Nhìn sang Indonesia, rõ ràng hồi năm 2016, họ từng thắng chúng ta ở bán kết AFF Cup, nhưng giờ thì sao. Họ thay ba HLV chỉ trong vòng một năm. HLV mới nhất (Simon McMenemy) thậm chí bỏ của chạy lấy người (không dẫn dắt trận thua Malaysia 0-2 tối 19/11). Trong ba năm qua, Việt Nam bứt tốc trở thành nền bóng đá hàng đầu khu vực, còn Indonesia thì rối như mớ bòng bong.

Đòi hỏi của người hâm mộ không bao giờ là đủ, nhưng cái gì cũng cần có quá trình. Chúng ta phải làm sao để 10 năm nữa, lứa cầu thủ tương lai sẽ nhìn vào thế hệ bây giờ và chê đá kém. Cũng giống như tôi, khi nhìn Quang Hải, Tuấn Anh… chơi bóng bây giờ, tôi phải lắc đầu. Lắc đầu vì dám chắc rằng thời tôi còn làm bóng đá, không thể đào tạo và sản sinh ra những cầu thủ có tư duy chiến thuật tốt như vậy. Nói như thế, để thấy chúng ta có quyền hy vọng. Chúng ta không những vượt được nhiều nước, mà quan trọng hơn là đã tìm được hướng đi đúng đắn để vượt. 

Chất lượng thi đấu của một đội tuyển, ngoài yếu tố chuyên môn, còn phụ thuộc vào sự phát triển của chính xã hội quốc gia ấy. Nhiều người hay chê trách đội tuyển, mỗi khi có kết quả không như ý, mà quên mất rằng chúng ta vẫn là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là vài nghìn USD. Trong khi đó, những cường quốc bóng đá có mức sống cao hơn thế rất nhiều. Bóng đá Việt Nam đang phát triển, nhưng mới chỉ là tiến lên so với chính chúng ta, còn so với thế giới thì vẫn chưa là gì. Đòi hỏi bóng đá Việt Nam phải đá như châu Âu, trong bối cảnh xã hội, văn hóa chưa tiến lên kịp, là điều không thể. Với những môn thể thao cá nhân, như điền kinh, bơi lội, bắn súng, võ… chúng ta có thể đốt cháy giai đoạn nhờ một vài cá nhân kiệt xuất. Còn bóng đá là môn thể thao tập thể. Nó là tấm gương, là thước đo phản ánh chân thực nhất về đời sống xã hội cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật của một quốc gia.

Còn những ai muốn đội tuyển chơi hay hơn, đột phá hơn, hãy chờ đến sang năm, khi lứa U19 của HLV Philippe Troussier trưởng thành.

– Với những gì Việt Nam đã thể hiện ở vòng loại World Cup 2022, ông nhận định thế nào về khả năng tiến xa của đội tuyển?

– Những gì diễn ra trong hơn hai tháng qua mới chỉ ở giai đoạn dễ của vòng loại. Chúng ta đã vượt qua và chiếm lợi thế. Là người hâm mộ, tôi nghĩ mọi người nên hài lòng với những gì đang có. Đừng đòi hỏi nhanh quá, bởi nếu không sẽ có nguy cơ bước hụt. Bóng đá thế giới cũng vậy thôi. Thập niên 1990, Brazil thống trị và nhiều lần vào chung kết rồi vô địch World Cup. Nhưng từ 2006 đến nay, châu Âu lật ngược tình thế và liên tục vô địch thế giới.

Hai năm trong lịch sử bóng đá không phải quá dài. Với Việt Nam, có thể xem chúng ta mới vừa thoát khỏi bước “bò” và đang “tập đi”. Đừng hy vọng, chúng ta có “chạy” được ngay, vì chạy không khéo sẽ bị ngã. Cách tốt nhất lúc này, chính ông Park Hang-seo đã nói là tập trung chiến đấu cho từng trận một.

Cần nhắc lại rằng trước khi vòng loại World Cup 2022, đa phần ý kiến của người hâm mộ là hướng Việt Nam tới một trong bốn đội nhì bảng có thành tích tốt nhất. Nay chúng ta đang giữ đỉnh bảng, với hai điểm nhiều hơn đội thứ nhì. Chúng ta khó lòng đòi hỏi nhiều hơn một kết quả như vậy.

Băn khoăn lớn nhất của tôi lúc này, chỉ là tại sao Việt Nam đá ngang ngửa Thái Lan, mà những cầu thủ của ta khi ra nước ngoài lại không tìm được chỗ đứng. Tôi vẫn hay nói đùa rằng thời của chúng tôi chỉ biết đá bóng bằng chân. Còn hiện tại các em biết chơi bóng bằng mọi bộ phận trên cơ thể. Ở tuổi của Văn Hậu, Công Phượng, các em phải tích lũy kinh nghiệm từ thực tế trận đấu, nơi mỗi khi vào sân là một cuộc chiến, chứ không còn ở lúc cầm tay chỉ việc, suốt ngày tập chay nữa. 

Thắng Nguyễn

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet