Monaco: Chuyện lạ kỳ ở xứ Monte Carlo

AS Monaco là một đội bóng kỳ lạ. Khi có nhiều tiền, họ đá rất chán. Nhưng khi từ bỏ cách chi tiêu bạt mạng để trở về dùng các cầu thủ trẻ, họ đang chơi rất hay và chinh phục tình cảm của biết bao CĐV trung lập.

* Trận Man City – Monaco diễn ra lúc 2h45 ngày 22/2, theo giờ Hà Nội.

Sau khi đã chi đến gần 200 triệu đôla cho các tân binh trong vài kỳ chuyển nhượng trước đó, Monaco bắt đầu cắt giảm ngân sách chuyển nhượng từ năm 2014. Khi đó, ai cũng nghĩ họ sẽ trở lại với diện mạo cũ: một đội bóng trung bình, khá và khó mong cạnh tranh nổi với Paris Saint Germain (PSG).

Phó Chủ tịch Monaco Vadim Vasilyev khi ấy tuyên bố CLB của ông sẽ tập trung vào dùng các cầu thủ trẻ, chứ không chạy theo những tân binh đắt giá kiểu như Radamel Falcao nữa. Ông có lẽ cũng chẳng ngờ rằng bây giờ, chính Falcao đã trở lại, giống như “mãnh hổ” ngày nào mà CLB không cần chi tiền mua lại.

monaco-chuyen-la-ky-o-xu-monte-carlo

Monaco đang thành công với sự kết hợp giữa một ngôi sao tưởng hết thời như Falcao với dàn cầu thủ trẻ do CLB tự đào tạo. Ảnh: Reuters.

Monaco là CLB đến từ vùng dân cư giàu nhất thế giới – Monte Carlo. Người ta nói cứ vài chục bước chân ở thành phố này là gặp một tỷ phú. Một trong những tỷ phú ấy vào năm 2011 đã mua lại phần lớn cổ phần, qua đó giành quyền làm chủ Monaco, quyết tâm biến CLB thành đối trọng của PSG, đặt mục tiêu phải vô địch Champions League. Chỉ một thời gian ngắn, họ vỡ mộng. Và họ chỉ nhìn thấy con đường khi hướng về lò đào tạo của bản thân.

Những con số thống kê vượt xa sự kỳ vọng của ban lãnh đạo Monaco. Với 59 điểm và 76 bàn ghi được, Monaco không chỉ đang dẫn đầu Ligue 1, mà còn sở hữu một trong những hàng công mạnh nhất châu Âu. Không có bất kỳ siêu sao nào trong đội hình chính, trừ một Falcao đã bầm dập sau thời gian thất bại ở Man Utd rồi Chelsea. Những cái tên như Valère Germain hay Kylian Mbappé hãy còn vô danh hồi đầu mùa, nay là những cái tên sáng giá. Đấy là hai trong số những cái tên đã ăn cơm Monaco nhiều năm tại lò đào tạo mang tên La Turbie.

* Xem tài nghệ của “Thierry Henry mới” – Kylian Mbappe.

Những màn trình diễn kỹ thuật đẳng cấp của Kylian Mbappé

Monaco đang cạnh tranh quyết liệt với PSG trong cuộc đua đến ngôi báu Ligue 1. Ít ai ngờ một cuộc chuyển nhượng trong mùa hè giữa hai đội lại có thể dẫn đưa đến một đổi thay lớn như vậy. Và người rời PSG sang Monaco không phải là cầu thủ, mà là Bertrand Reuzeau, một trong những chuyên gia đào tạo trẻ tiếng tăm nhất nước Pháp. Sau 11 năm làm Giám đốc trung tâm huấn luyện trẻ của PSG, Reuzeau biết đã đến lúc ông phải ra đi khi PSG chỉ còn đuổi theo những ngôi sao ngoại.

“Mọi thứ ở đây đều đã rất tốt từ trước khi tôi đến”, Reuzeau khiêm tốn không nhận công lao về mình sau thành công bước đầu của Monaco.

Để hiểu được phát biểu của Reuzeau, chúng ta cần phải nhìn lại lịch sử của CLB.

monaco-chuyen-la-ky-o-xu-monte-carlo-1

Sân Louis II của Monaco hiếm khi chưa đầy khán giả, dù sức chứa rất khiêm tốn – chỉ 18.000 chỗ ngồi.

Bóng đá đến Pháp từ rất sớm qua eo biển Manche. Nhưng phải đến tận thập niên 1920, Monaco mới bắt đầu biết đến bộ môn này. Mất thêm bốn thập kỷ, CLB mới giành được một chút thành công. Năm 1961, chiếc áo trắng – đỏ nổi tiếng của CLB ra đời với thiết kế của Grace Kelly, hoàng tử Monaco.

Dân số của Monaco rất khiêm tốn, và đa số là những người lưu vong, những người giàu “tạm trú”. Sân bóng Stade Louis II với sức chứa 18.000 khán giả của họ thay vì dư sức chứa hơn phân nửa thành phố lại thường xuyên vắng lặng. Công dân Monaco bị cấm lui tới các casino để nhường chỗ cho khách du lịch, và bù lại, được khuyến khích tối đa đến sân xem bóng đá. Nhưng có vẻ như họ không cảm thấy hào hứng.

* Xem tài nghệ của “Patrick Vieira mới” Tiemoué Bakayoko

Tiemoue Bakayoko: "Bản sao" của Patrick Veira ở Monaco

Không có khán giả tức là không có doanh thu từ tiền vé lẫn bán hàng. Giữa một thành phố giàu sụ bỗng nhiên hiện ra một CLB bóng đá… nghèo xác xơ. Ngân quỹ hạn chế, CLB cứ phải… “đi du lịch” giữa giải hạng Nhất và hạng Nhì cho đến khi một vị tân Chủ tịch xuất hiện vào năm 1975, quyết định đưa CLB đi theo mô hình của Sochaux và Nantes – hai CLB thành công nhờ dựa vào lò đào tạo trẻ. Khi ấy, Liên đoàn bóng đá Pháp (FFF) đã có lò đào tạo của riêng họ – trung tâm Clairefontaine – để tìm ra những tài năng cho các lứa U. Chủ tịch Monaco Jean-Louis Campora lập tức ngỏ lời mời người đứng đầu trung tâm ấy là Gérard Banide hướng dẫn cho ông lập một trung tâm đào tạo.

Trung tâm ấy nằm ngay trên một mỏ đá cũ, cách bờ biển Địa Trung Hải chỉ vài dặm. Hệ lụy của việc cư dân Monaco toàn là… dân tạm trú xuất hiện: không có nguồn cầu thủ trẻ. Dân Monaco lười sinh con và có sinh con cũng không muốn cho con học bóng đá. Bóng đá suy cho cùng xuất phát từ lũ trẻ của những gia đình nghèo, nơi bố mẹ chúng ngày đêm lam lũ, trong khi ở Monaco ai cũng giàu.

Monaco, vì thế, đành phải thay đổi chiến lược tuyển mộ một chút. Họ không thể chọn những cầu thủ từ chín đến 10 tuổi như ở nơi khác, nên đành chọn những người từ 15 tuổi từ những trung tâm như Clairefontaine của đội tuyển Pháp. Thay vì chọn 30, họ chỉ chọn được tầm 10 người một đợt như thế.

monaco-chuyen-la-ky-o-xu-monte-carlo-2

Henry là một sản phẩm nổi tiếng từ mô hình đào tạo trẻ ưu việt của Monaco.

Việc lôi kéo những cầu thủ dưới 14 tuổi ra khỏi khu vực sinh sống của họ bị FIFA cấm, nên Monaco chỉ có thể chọn những cầu thủ ở giai đoạn sau của quá trình đào tạo. Họ dần biến đấy thành một thế mạnh riêng, bởi họ không phải nuôi một cầu thủ trẻ trong khoảng từ 4-5 năm như các nơi khác. Nhiệm vụ của họ là chọn ra những nhân tố ưu tú nhất mà thôi. Trong lúc các CLB Pháp vươn ra tìm kiếm các tài năng quốc tế, Monaco lại đi đãi cát tìm vàng ngay trên xứ sở.

Monaco là tiểu quốc độc lập với nước Pháp, nhưng vì chơi tại Ligue 1, nên họ cũng chịu những ràng buộc như mọi đội bóng khác, tức là cần những cầu thủ Pháp. Năm 1987, Arsene Wenger đến đây và mang về Lilian Thuram, Thierry Henry, Emmanuel Petit.

Không có tuyến trẻ, Monaco dành nhiều thời gian hơn trong việc tuyển lựa cầu thủ theo phương châm chọn người nào chắc người ấy. Rồi họ cũng tìm đến những cầu thủ trẻ ngay ở chính Monaco. Nhưng thay vì kéo họ vào học viện từ bé, Monaco để họ sống tại gia đình của mình cho đến khi 14 tuổi.

Các đời Chủ tịch, HLV và cầu thủ đều đi theo chiến lược này cho đến ngày nay. Cho dù từng từ chối Arsenal mùa hè vừa qua, Mbappé lại đang đi trên con đường của Henry, tức là “tốt nghiệp” Clairefontaine trước rồi mới đến Monaco.

monaco-chuyen-la-ky-o-xu-monte-carlo-3

Mbappe là ngôi sao mới nhất mà Monaco trình làng từ hệ thống đào tạo trẻ. Ảnh: Reuters.

Hiện tại, Monaco dẫn đầu Ligue 1, với lực lượng trẻ thứ ba tại giải đấu và được cầm quân bởi HLV trẻ thứ nhì. Sự tuyển lựa kỹ càng giúp các cầu thủ có sự gắn bó tốt hơn với CLB. Henry, Thuram và Petit đến Monaco khi 15 và chỉ ra đi sau khi đã đá mỗi người ít nhất 100 trận tại giải vô địch Pháp.

Khi mọi thứ đang vận hành quy củ, Monaco đột nhiên muốn đốt cháy giai đoạn để lập tức xưng hùng tại nước Pháp lẫn châu Âu. Chỉ một thời gian ngắn, họ quay đầu nhìn lại và chợt nhận ra họ đang sở hữu một lứa cầu thủ tươi mới đầy hứa hẹn. Anthony Martial là một ví dụ cho thấy com mắt tinh đời của những tuyển trạch viên Monaco. Thế hệ mới nhất của những Mbappé, Thomas Lemar và Tiemoué Bakayoko đang được kỳ vọng sẽ đưa Monaco lên một tầm cao mới. Hôm nay, họ sẽ thách thức dàn ngôi sao của Man City.

* Xem tài nghệ của Thomas Lemar

Thomas Lemar - một viên ngọc thô của Monaco

Thủy Tiên

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet