Cuộc chiến vương quyền ở Barca

Sóng yên biển lặng là thứ không thể tìm thấy ở Camp Nou lúc này. Sau vụ cắt giảm lương cầu thủ, hôm nay đến lượt sáu lãnh đạo Barca đồng loạt từ chức.  

Chủ tịch Bartomeu liên tục đối diện với sóng gió nội bộ trong nhiệm kỳ cuối ở Barca.

Chủ tịch Bartomeu liên tục đối diện với sóng gió nội bộ trong nhiệm kỳ cuối ở Barca.

Báo chí Tây Ban Nha nói rằng Josep Bartomeu trong năm cuối cùng trên cương vị Chủ tịch Barca chỉ muốn được phò tá bởi những con người mà ông cảm thấy tin tưởng nhất, để cùng hoạch định cho tương lai. Từ lý do đó, ông tiến hành tổ chức lại bộ máy ban lãnh đạo và đề nghị bốn quan chức dưới trướng nên từ chức. Bốn người đó gồm các phó Chủ tịch Emili Rousaud và Enrique Tombas, cùng các Giám đốc Silvio Elias và Josep Pont.

Hôm thứ Tư, nói trên tờ Marca (Tây Ban Nha), Emili Rousaud xác nhận sự việc là có thật và rằng Bartomeu không tin tưởng ông. “Tôi cảm thấy bị phản bội vì những lý do mà ông ấy đưa ra. Đó là những lý do rất phi lý”, Rousaud nói. “Và điều khiến tôi tức giận hơn cả chính là ông ấy chọn thời điểm này để làm chuyện đó. Và cũng chẳng phải hai mặt một lời, mà là thông qua điện thoại.”

Cũng trên tờ Marca, cựu Phó chủ tịch Jordi Mestre chia sẻ rằng từ thời ông còn giữ vai trò trong ban lãnh đạo CLB xứ Catalonia nội tình đã có nhiều biến động.

Theo quy định của Barca, Bartomeu – trong cương vị Chủ tịch – không có quyền sa thải thành viên trong ban lãnh đạo, nhưng có thể giáng chức họ hoặc thuyên chuyển vị trí nếu những người này từ chối từ chức.

Tối 9/4, tờ La Vanguardia (Tây Ban Nha) là nơi đầu tiên xuất hiện lá thư từ chức của không chỉ bốn, mà là sáu thành viên ban lãnh đạo Barca. Nội dung lá thư  có thể được tìm thấy không lâu sau đó trên tài khoản Twitter cá nhân của những quan chức này. Trong đó, bốn người đã được Bartomeu yêu cầu từ chức trước đó, cộng thêm hai Giám đốc Jordi Calsamiglia và Maria Texidor.

Với những sự ra đi này, bộ máy ban lãnh đạo Barca từ 19 giảm xuống còn 13 thành viên. Theo quy chế hoạt động của CLB, Bartomeu vẫn có thể tiếp tục tại vị trên cương vị chủ tịch. Ban lãnh đạo chỉ bị giải tán một khi: Số thành viên từ chức trong bộ máy nhiều hơn 50% vào thời điểm từ chức, tính luôn cả chủ tịch; hoặc số thành viên từ chức nhiều hơn 75% vào thời điểm từ chức, không tính đến trường hợp của chủ tịch; hoặc số thành viên trong ban lãnh đạo ít hơn 5 người.

Cũng theo quy chế ấy, một bộ máy lãnh đạo phải đảm bảo có ít nhất 14 thành viên. Và theo dự đoán của Rousaud, sẽ có thêm khoảng 3 thành viên ban lãnh đạo nữa cũng sẽ nộp đơn từ chức. Trước mắt, Bartomeu sẽ buộc phải gấp rút bổ sung nhân sự để đảm bảo con số duy trì ít nhất 14 thành viên trong bộ máy của mình và tránh phải nhận thêm những đơn từ chức khác, bằng không ông sẽ bị chiếu tướng.

Trong lá thư từ chức của sáu quan chức kể trên, có đoạn: “Đến nước này chúng tôi không còn cách nào để đảo ngược tình hình ở CLB trước những thách thức quan trọng trong tương lai mà đặc biệt là hậu đại dịch Covid-19. Chúng tôi bày tỏ sự thất vọng trước sự việc không đáng có vừa qua của CLB trên mạng xã hội, được báo chí gọi bằng cái tên “Barcagate”. Chúng tôi mong muốn một khi những kết quả điều tra từ PwC (công ty kiểm toán) được công bố, sự thật sẽ được làm sáng tỏ”.    

Đồng thời, nhóm này kêu gọi một cuộc bầu cử mới cần sớm được tổ chức ở CLB.

Vụ “Barcagate” được nhắc đến trong thư từ chức là sự kiện diễn ra vào tháng 2, khi rò rỉ những thông tin cho thấy Barca đã trả tiền thuê một công ty thuộc bên thứ ba là I3 Ventures bôi nhọ thanh danh của nhiều cầu thủ (gồm cả Lionel Messi), các ứng viên tranh cử chức Chủ tịch CLB và một số huyền thoại đội bóng, trên các trang mạng xã hội.

Bartomeu khi đó tuyên bố không hề hay biết và dính líu đến vụ việc, lập tức cắt hợp đồng với I3 Ventures và thuê PwC để mở một cuộc điều tra, lần theo manh mối tài chính để tìm ra kẻ chủ mưu. Trong bối cảnh đó, một số thành viên trong bộ máy ban lãnh đạo Barca, có Emili Rousaud, tin rằng cần tổ chức sớm cuộc bầu cử mà vốn dĩ chỉ diễn ra vào năm 2021 sau khi Bartomeu hết nhiệm kỳ thứ hai và cũng là cuối cùng theo quy định của CLB.

Bản thân Rousaud, một người đã tuyên bố sẽ không tranh cử chức chủ tịch, từng khẳng định: “Những khó khăn tài chính mà đại dịch đang tác động, một bộ máy lãnh đạo đang xâu xé nhau, mối quan hệ ngày càng xấu giữa ban lãnh đạo và các cầu thủ, cộng với hình ảnh những chiếc khăn mu-soa được vẫy tới Bartomeu qua từng trận đấu của đội bóng trên sân nhà, là những yếu tố khiến cuộc bầu cử cần phải được sớm diễn ra”.

Trước vụ “Barcagate”, nội bộ Barca đã chao đảo với phản ứng kịch liệt từ Messi dành cho Giám đốc thể thao Eric Abidal, khi cựu hậu vệ người Pháp bóng gió rằng các cầu thủ đã góp phần dẫn đến việc HLV Ernesto Valverde bị sa thải.

“Barcagate” chưa lắng thì sân Nou Camp tiếp tục có biến với câu chuyện cắt giảm lương cầu thủ. Trong lúc thỏa thuận giữa ban lãnh đạo và các cầu thủ chưa xong thì trên mặt báo đã đầy rẫy những câu chuyện liên quan, khiến Messi cùng các đồng đội sau đó phải lên tiếng thông qua một tuyên bố, với những chỉ trích về cách CLB để truyền thông gây áp lực lên họ.

Theo ESPN, Bartomeu nói rằng những rò rỉ thông tin này không đến từ ông cũng không đến từ CEO Oscar Grau – người được giao phụ trách đàm phán với các cầu thủ trong chuyện giảm lương, và bóng gió rằng nguồn cơn có thể đến từ ai khác trong ban lãnh đạo CLB.

Đó là lúc bộ máy lãnh đạo Barca ngày càng chia rẽ, và cuộc thanh trừng của Bartomeu bắt đầu nảy ra.

Bartomeu chỉ đang thao diễn màn kịch, hay bản thân ông cũng chỉ là nạn nhân của cuộc chiến quyền lực đã và sẽ luôn là một phần sống động, bất dịch trong lịch sử Barca? Không loại trừ bất kỳ ai, nhưng sẽ thật khó tin nếu một người muốn giữ chiếc ghế của mình như Bartomeu lại liên tiếp tự khiến bản thân suy yếu đi. Kể từ cuộc tái đắc cử vào năm 2015 đến lúc này, Bartomeu đã chứng kiến bảy phó chủ tịch dưới trướng ông từ chức: Javier Faus, Susana Monje, Carles Vilarrubi, Manel Arroyo, Jordi Mestre và Rousaud cùng Tombas, vì những lý do khác nhau.Cũng từ năm 2015 đến nay, tính rộng ra đã có 11 trong số 21 thành viên ban lãnh đạo thời Bartomeu từ chức.

“Tôi nghĩ đã có ai đó vươn cánh tay vào ban lãnh đạo. Thành thật thì tôi nghĩ vậy. Một ai đó có thể chi trả đến gần một triệu euro cho một công việc mà giá thị trường chỉ khoảng 100.000 euro, thì hẳn nó phải mang đến lợi ích cho ai đó ở trong hoặc ngoài CLB. Tôi không nghĩ ai đó ở ban lãnh đạo hiện tại làm việc này, nhưng rõ ràng là đang có sự mập mờ, thiếu nhất quán để giúp ai đó được hưởng lợi hành động phi pháp này. Là ai thì tôi không thể biết được”, Emili Rousaud đã nói ra những lời này trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh RAC1, và ngay trong đêm ông gửi thư từ chức đến Bartomeu. Công việc có giá gần một triệu euro mà Rousaud nhắc đến là vụ “Barcagate”.

Bartomeu có lẽ không điên rồ đến mức biến mình thành hồng tâm của sự thất vọng và tức giận. Có lẽ ông đang là nạn nhân, nhưng vô hình chung cho thấy khả năng không kiểm soát được tình hình và bộ máy quản lý. Sự yếu kém và thiếu bản lĩnh đó khiến Bartomeu hoài nghi những trợ tá, đẩy ông vào cảnh đơn độc và càng trở thành kẻ yếu thế trước những thế lực từ bên ngoài.

Đang có một cuộc chiến vương quyền “Game of Thrones” diễn ra ở Nou Camp lúc này. Mọi nước đi đều có thể trở thành không từ thủ đoạn. Tốt hay xấu không thể được nhìn thấy như trên màn bạc. Điều nhìn thấy được là ai rời đi và ai ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Barcelona.

Hoàng Thông tổng hợp

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet