Buffon: ‘Tôi là gã đàn ông đậm chất Italy’

Trong cuộc phỏng vấn với Gerard Pique, Gianluigi Buffon chia sẻ về tình yêu dành cho bóng đá, Juventus, Italy và tương lai của anh sau mùa giải này.

Buffon (phải) và Pique trong cuộc phỏng vấn trên trang The Players Tribune.

Buffon (phải) và Pique trong cuộc phỏng vấn trên trang The Players’ Tribune.

Gigi, cám ơn đã nhận lời gặp tôi tại sân tập của Turin. Tôi đã đọc rất nhiều về anh, nhờ đó mà biết bố mẹ và các chị gái của anh đều là VĐV thể thao.

– Đúng rồi, tôi là con nhà nòi đấy. Từ khi còn bé, tôi đã biết thể thao sẽ là tương lai của mình. Bố mẹ tôi đều là VĐV cấp độ quốc gia, hai chị của tôi chơi bóng chuyền ở giải hạng Nhất. Một người từng vô địch Champions League bóng chuyền, chẳng bù với tôi (không vô địch Champions League bóng đá lần nào). Là con út trong gia đình toàn VĐV thể thao nổi tiếng, tôi luôn muốn chứng tỏ khả năng và cho họ thấy tôi cũng có thể thành công. Thật may, tôi có năng khiếu bóng đá và trở thành một thủ môn.

Ký ức bóng đá đầu tiên của anh là gì?

– Ký ức đầu tiên ư? Có lẽ năm tôi bốn tuổi, khi Italy vô địch World Cup 1982.

Ôi, lúc đó tôi còn chưa ra đời!

– Bốn tuổi thì còn quá bé để hiểu World Cup là gì, nhưng tôi vẫn nhớ cảnh người lớn tập trung quanh màn hình TV và say mê cổ động cho Italy. Lúc ấy tôi cũng đã đá bóng ngoài đường và nhận ra mình có đam mê với môn thể thao này. Mỗi buổi chiều khi đang chơi bóng, tôi đều nghe thấy tiếng la hét, cả trong niềm hân hoan lẫn tức giận, theo từng trận đấu của đội tuyển.

Khởi đầu ở Parma, anh chơi trận đầu tiên khi mới 17 tuổi. Dù đối thủ là Milan, anh đã không để lọt lưới quả nào.

– Đúng vậy. Đấy là ước mơ của mọi thủ môn.

– Còn trẻ mà đã bắt chính cho một CLB lớn như Parma, cảm giác thế nào?

– Giữa thập niên 1990, trong khoảng 10 năm, Parma là một trong những CLB mạnh nhất châu Âu. Trong 10 năm, đội hai lần đoạt Cup UEFA, giành một Coppa Italia và một Siêu Cup châu Âu. Đấy là một đội bóng ở đẳng cấp cao nhất. Trận đầu tiên của tôi cũng là một trận then chốt. Khi ấy chúng tôi đang dẫn đầu bảng, bằng điểm với Milan lúc đó đang sở hữu những nhà vô địch như Baggio, Weah, Savicevic, Maldini. Tôi mới 17 tuổi và phải đối đầu với họ. Nhưng tôi nhớ khi nhận được tin sẽ ra sân từ đầu, tôi không hề sợ hãi. Tôi chỉ cảm thấy ngập tràn niềm vui vì có cơ hội cho thế giới thấy Buffon là một thủ môn giỏi như thế nào. Niềm vui đã đánh bật nỗi sợ hãi vào thời điểm ấy.

– 17 tuổi bắt chính cho Parma, 19 tuổi khoác áo đội tuyển lần đầu trên đất Nga.

– Hôm ấy là lần thứ Năm hay thứ Sáu gì đấy HLV (Cesare) Maldini triệu tập tôi. Tôi chưa từng chơi cho đội tuyển vì Italy ngày ấy sở hữu rất nhiều thủ môn xuất chúng, như (Angelo) Peruzzi hay (Gianluca) Pagliuca. Trận đấu tại Moscow là vòng loại World Cup 1998. Phút 25, Pagliuca chấn thương ở đầu gối và xin rời sân. Khi ấy tôi còn trẻ, máu lắm, đâu biết sợ là gì. Nhưng khi được thi đấu, tôi lại không khoái lắm vì mặt sân ngập trong tuyết. Trận đấu rất quan trọng vì có thể quyết định tấm vé đến vòng chung kết. Sau hai phút khởi động, tôi được tung vào sân. Đứng ở trên sân, tôi tập trung cao độ. Chỉ năm phút sau khi xuất hiện, tôi đã cứu thua một pha mười mươi. Bóng không vào lưới, nhưng tôi biết mình đã “vào” được trận đấu.

Buffon thành danh từ khi chưa tròn 18 tuổi. Ảnh: Allsports.

Buffon thành danh từ khi chưa tròn 18 tuổi. Ảnh: Allsports.

Anh đã đi vào lịch sử trên tư cách một người đã chơi năm kỳ World Cup khác nhau. Chỉ có ba người làm được điều tương tự: anh, (Lothar) Matthaus và một người Mexico.

– Một thủ môn Mexico cho chính xác.

Anh tự hào về điều đó?

– Tự hào chứ, đó là một chặng đường dài với những nỗ lực không ngừng. Để trụ được trong khung gỗ, tài năng thôi là không đủ, bởi vì nỗ lực còn quan trọng hơn nhiều. Chỉ có nỗ lực mới giúp bạn vượt qua những khúc cua khó khăn. Năm kỳ World Cup của tôi trải qua mọi châu lục: hai ở châu Âu, một ở châu Á, một ở châu Phi và một ở Nam Mỹ.

– Ồ, hay nhỉ. Anh nói tôi mới để ý. Trong năm kỳ World Cup này, vô địch vào năm 2006 trên đất Đức chắc chắn là đỉnh cao nhất. Anh nhớ gì về giải đấu ấy?

– Đấy là một trải nghiệm thật tuyệt vời, không đơn thuần chỉ là chức vô địch. Vì có rất nhiều người nhập cư trên đất Đức, điều này giúp chúng tôi có cảm giác như đá trên sân nhà vậy. Tôi nhớ những niềm vui, bầu không khí lễ hội và những cảm xúc. Chúng tôi chưa bao giờ có cảm giác một mình. Trận bán kết thắng Đức cũng là một ký ức không thể quên.

– Trận đó là 2–0.

– Tỷ số cách biệt, nhưng thực ra hôm ấy là một trong những thời khắc căng thẳng nhất trong sự nghiệp của tôi. Bây giờ nghĩ lại tôi còn thấy sợ. Vững vàng cách mấy thì cũng chẳng thể vượt qua sự căng thẳng và cảm xúc ấy. Chúng tôi chỉ có thể thắng Đức trong hiệp phụ. Khi trở về khách sạn lúc 5h sáng, chúng tôi thấy vẫn có 10.000 CĐV đang chờ mình.

– Quá tuyệt vời!

– Sau khi thắng Đức, chúng tôi cực kỳ bình tâm và vững tin. Cứ như thể đã vô địch vậy. Đấy là một tâm lý rất nguy hiểm. 12 năm sau, tôi xem lại trận đấu và nhận ra Pháp quá mạnh. Chúng tôi đá liều mạng trước một đối thủ mạnh hơn. Nhưng cảm giác có thể đánh bại bất kỳ ai đã trao cho chúng tôi thêm sự hăng hái và sức mạnh. Chúng tôi quả thực không sợ bất kỳ đối thủ nào. Thật ngạc nhiên là khi đá với Pháp ở chung kết, tôi lại ít hồi hộp hơn khi đá với Đức ở bán kết. Tôi chỉ ngủ hai tiếng trong cái đêm trước khi ra sân. Sự phấn khích đã chiến thắng cơn buồn ngủ. Tôi nhớ sau khi đã vô địch, chúng tôi thậm chí còn chưa vui nổi. Bao nhiêu năng lượng, cảm xúc được dồn cả vào trận đánh cuối rồi. Cảm giác trở thành những nhà vô địch thế giới mãi sau đó ít lâu mới ùa tới.

Chức vô địch World Cup 2006 là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Buffon. Ảnh: DPA.

Chức vô địch World Cup 2006 là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Buffon. Ảnh: DPA.

– Rồi Nam Phi 2010 và Brazil 2014, Italy chơi không tốt, tận cùng là không có vé đến Nga 2018. Theo anh thì bóng đá Italy có cần một cuộc cải tổ, có cần tìm kiếm những giải pháp khác nhau để trở lại đỉnh cao?

– Tôi nghĩ đã có gì đó sai sai. Italy không còn sản sinh ra những tài năng như trước. Khi lên đội tuyển những ngày đầu, quanh tôi là Baggio, Del Piero, Totti, Inzaghi, Montella, Vieri – những cầu thủ xuất chúng. Trong 10 năm trở lại đây, Italy vẫn có một đội ngũ mạnh, nhưng đã vắng hẳn những siêu sao kiểu như thế. Không có họ, chiến thắng trở nên khó khăn hơn. Niềm tự hào và cảm giác thân thuộc đã giúp chúng tôi rất nhiều: vào chung kết Euro 2012, chơi tốt ở Euro 2016. Nhưng chỉ có niềm tự hào là không đủ.

– Anh có nghĩ lý do là sự cạnh tranh ở Serie A quá thấp, so với Premier League hay La Liga, khi chỉ có Juventus vô địch hết năm này qua năm khác?

– Có thể. Nhưng tôi nghĩ đến những đội tuyển quốc gia khác, như Pháp chẳng hạn, luôn có những cầu thủ chơi bóng ở nước ngoài. Tây Ban Nha cũng thế. Vấn đề của bóng đá Italy có khi không phải vì thiếu cạnh tranh, mà ở các cá nhân.

– Ý anh là sự khan hiếm tài năng?

– Đúng thế. Serie A có thể ở một vị thế thấp hơn các giải đấu khác, nhưng chỉ cần sản sinh ra những cầu thủ giỏi, họ sẽ được chơi cho Paris Saint-Germain hay Real Madrid. Khi ấy, trình độ đội tuyển sẽ lại tăng lên. Nhưng ngoại trừ Marco Verratti, chúng tôi không có những cầu thủ đủ sức đá cho các CLB hàng đầu, ngoại trừ Juventus.

– Một khúc cua trong sự nghiệp, khi nói về Juventus, là khi đội bị rớt xuống Serie B, nhưng anh chọn ở lại. Đấy quả thực là một sự mạo hiểm rất lớn đến sự nghiệp. Anh hoàn toàn có thể đến những CLB có thể cạnh tranh Champions League, sao anh không làm thế mà cùng đội xuống Serie B?

– Tôi vui vẻ với lựa chọn ấy. Bởi vì tôi nghĩ một vài cầu thủ, một vài người đàn ông sẽ đứng trước một cơ hội để trao hy vọng cho môn thể thao này, thông qua những quyết định của họ. Những quyết định khó khăn ấy sẽ cho công chúng niềm vui lẫn niềm tin. Và trước khúc cua ấy, tôi đã đưa ra thông điệp của mình: cầu thủ cũng có cảm xúc, và cảm xúc còn quan trọng hơn danh lợi. Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn chọn Serie B.

Chúng tôi đã vô địch Serie B, đấy là một năm vui vẻ. Trở lại Serie A, chúng tôi có hai mùa thành công ở vị trí thứ hai và thứ ba, nhưng rồi mấy mùa thảm họa kéo tới. Không ai nhận ra Juventus nữa. Chúng tôi đánh mất tinh thần, nhân dạng và đạo đức nghề nghiệp. Có mùa chúng tôi rớt xuống tận thứ sáu hay bảy, tôi đã nhủ thầm: “Trời ơi, sao tôi lại chọn con đường này?”. Nhưng tôi chỉ nói với mỗi mình mình, vì tôi  luôn là con người tích cực, lạc quan. Tôi tin lao động và hành xử tốt sẽ giúp chúng tôi vượt qua tất cả. Thế nên khi vô địch trở lại, tôi đã thực sự hạnh phúc. Nghĩ lại, tôi thấy đó là chẳng đường đầy chông gai. Một đội bóng quen chiến thắng lại không được đá nhiều tại Champions League suốt sáu năm.

– Trong sáu năm đó, đã bao giờ anh nghĩ đến chuyện ra đi chưa? Thật ngạc nhiên là trong 23 năm sự nghiệp, anh chỉ chơi cho hai đội trong nước. Anh có từng nghĩ việc ra nước ngoài?

– Tôi cũng muốn thử, vì tôi muốn tiếp xúc với nhiều người khác nhau, trải nghiệm một cách sống khác, một lối suy nghĩ khác. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi là một gã đàn ông đậm chất Italy. Tôi biết Italy có những hạn chế, nhưng thế giới mà tôi biết vẫn làm cho tôi mỉm cười và tôi thích điều đó. Trên phương diện thể thao, tôi chưa từng muốn rời Italy.

– Anh đã chơi bóng chuyên nghiệp suốt 23 năm. Bóng đá đã thay đổi rất nhiều, bây giờ thủ môn đã dùng chân tốt hơn và nhiều hơn. Nhìn thấy sự chuyển giao ấy, nhưng có vẻ anh chọn đứng ngoài xu thế của thời đại.

– Tôi cho đấy là một sự thay đổi tốt, bởi vì bóng đá đã tiến hóa hơn. Trận đấu sôi nổi hơn và ít thời gian chết hơn. Tôi cũng nghĩ mình đã tiến bộ nhiều, bởi thủ môn buộc phải chơi khác đi, phải biết chuyền bóng và di chuyển ra khỏi vòng cấm. Công việc khó khăn hơn, nhưng ở tuổi 40 mà tôi vẫn chơi tốt, tôi cho là mình đã tiến bộ. Bởi vì tôi thích sự cạnh tranh.

Ngoài chức vô địch Serie A cùng Juventus, giai đoạn cuối sự nghiệp của Buffon trải qua nhiều nỗi đau. Ảnh: AP.

Ngoài chức vô địch Serie A cùng Juventus, giai đoạn cuối sự nghiệp của Buffon trải qua nhiều nỗi đau. Ảnh: AP.

– Vài tháng trước, anh bảo đây có thể là mùa giải cuối cùng. Nhưng Chiellini bảo với tôi là Buffon vẫn còn chơi tốt. Vậy là anh nghỉ hay chơi tiếp?

– Tôi nghĩ ở tuổi này, sự đánh giá không thể diễn ra trước một năm. Tôi phải xem xét tình hình theo từng tháng, từng tuần. Chơi bóng đỉnh cao, chật vật bám trụ thì cần một nền tảng thể lực thật tốt. Đâu có ai muốn những kết quả tồi tệ làm tổn thương niềm tự hào của mình. Tôi là Buffon, và tôi muốn mình là Buffon đến tận những phút cuối cùng còn trên sân. Khi không còn là chính mình, tôi sẽ ra đi. Vài tháng nữa, tôi sẽ gặp ngài Chủ tịch và đánh giá tình hình một cách bình tĩnh nhất. Hiện tại tôi cảm thấy thoải mái, tôi vẫn yêu bầu không khí mà mình vẫn hít thở suốt mấy chục năm qua. Tôi thấy mình vẫn có khả năng cống hiến. Khi hết khả năng ấy, không sao cả, tôi sẽ nghỉ và khép lại một sự nghiệp tuyệt vời.

– Anh có sợ nghỉ hưu không? Anh đã là một VĐV chuyên nghiệp phần lớn thời gian của cuộc đời. Anh có sợ đối diện với một cuộc sống khác biệt, xa lạ?

– Nói không sợ là dối lòng rồi. Nhưng sâu thẳm trong lòng mình, tôi thấy bình tĩnh, vì tôi biết bản chất của mình là tò mò một cách tự nhiên. Ngày tôi ngưng bóng đá, tôi sẽ tìm cách để mình không chán nản, tôi sẽ giữ mình luôn bận rộn. Sau tất cả, những cầu thủ như chúng ta luôn sống vì một niềm thôi thúc, luôn có những lý do khiến mình thức dậy, một điều gì đó để chiến đấu. Tôi sẽ không cảm thấy chán, cũng như không nhớ cảm giác là người của công chúng. Chỉ là 23 năm qua, tôi đã quá quen với thời gian biểu của một cầu thủ. Thức dậy với 24 tiếng phía trước mà chưa biết làm gì, đấy có thể là một vấn đề.

– Anh sẽ tiếp tục ở lại với bóng đá chứ?

– Tôi sẽ đi học để trở thành một quan chức, một người quản lý hoặc một HLV, nhưng tôi sẽ không ra quyết định một cách vội vã.

– Cuối cùng, anh từng nói mình đã trở thành một người tốt hơn nhờ bóng đá. Vậy không có bóng đá, Buffon là ai?

– Là một người tệ hơn, chắc chắn rồi. Tôi có thể sẽ trở thành một giáo viên thể chất, như bố mẹ mình, tôi đang hướng theo con đường ấy đó chứ. Tôi luôn thích thể thao và ở cạnh bọn trẻ, nhưng bóng đá đã giúp tôi trở thành một người tốt hơn vì tôi hiểu được giá trị tập thể. Là một phần của tập thể, được sẻ chia thành công và thất bại cùng nhau, giúp tôi bớt đi tính ích kỷ. Được sẻ chia, cảm thông là điều tuyệt vời nhất trên đời. Làm người của công chúng cũng có nhiều cái được mất. Cái mất lớn nhất là khi bạn làm gì sai, cái sai ấy bị thổi phồng lên trên TV và báo chí. Những hệ lụy ấy khiến bạn mệt mỏi. Nhưng cũng nhờ nó mà bạn học cách hành xử tốt hơn để tránh bị soi mói. Những năm tháng trăn trở ấy quả thực đã giúp tôi trưởng thành.

– Là một cầu thủ, tôi có thể nói bóng đá đẹp hơn khi có anh. Thật vui vì được anh tiếp chuyện hôm nay. Và anh có biết năm 21 tuổi, tôi đã đứng trước hai sự lựa chọn: Barca hoặc Juventus. Suýt nữa tôi đã có thể ngồi chung phòng thay đồ với anh đó.

– Thực vậy ư?

Thật. Cảm ơn anh rất nhiều.

– Cảm ơn.

Hoài Thương (dịch)

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet