Arsenal và câu chuyện về chiếc điện thoại Nokia

“Chúng tôi không làm gì sai cả, vậy mà chúng tôi vẫn thất bại”, CEO Rajeev Suri của Nokia từng thừa nhận như vậy, và Arsenal có vẻ như cũng đang ở vào tình cảnh của hãng điện thoại lừng danh một thời.

Ngay sau khi chào đời, chiến điện thoại Nokia 3310 đã mau chóng trở thành một huyền thoại, báo hiệu một thế lực bất khả chiến bại trong thị trường di động toàn cầu. Quả thực, trong một thời gian rất dài, phải đến hơn một thập kỷ, Nokia không có đối thủ về doanh số. Họ là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nhưng bây giờ, Nokia gục ngã thảm hại trước sự vươn lên mạnh mẽ của Samsung và Apple.

Trong hành trình bị qua mặt ấy, Nokia chẳng làm gì sai. Nhưng họ cũng… không làm gì đúng. Trong một thế giới vận động không ngừng, việc bạn đứng yên trong khi các đối thủ không ngừng vươn lên là một sai lầm. Và thế là từ đỉnh cao danh vọng, Nokia liên tục rớt hạng rồi văng ra khỏi cuộc chơi.

arsenal-va-cau-chuyen-ve-chiec-dien-thoai-nokia

Arsenal đang để mình văng khỏi cuộc chơi, theo một chu trình giống với mọi năm. Ảnh: DM.

“Chỉ có một con đường dẫn đến thành công: sẵn sàng mạo hiểm. Để thành công rực rỡ, bạn phải chuẩn bị tâm thế… thất bại rực rỡ”, đấy là phát ngôn của nhà đồng sáng lập mạng xã hội Twitter Biz Stone được ghi lại trong quyển sách “Những điều mà chú chim nhỏ bảo với tôi”. Theo người đàn ông mỗi năm kiếm được gần 300 triệu đôla này, chẳng có thành công nào mà không phải đánh đổi, mạo hiểm. Một hành trình gian nan có thể dắt ta lên đến đỉnh cao danh vọng, cũng có thể khiến ta xuống tận cùng thất vọng, nhưng như chính Stone đã viết rằng nếu không thể thành công thì chí ít anh cũng có một câu chuyện để kể cho con cháu rằng anh đã sẵn sàng dốc hết tất cả để theo đuổi ước mơ.

Vị thế của Arsene Wenger trong làng túc cầu tất nhiên đã vững như bàn thạch. Ông cứ việc giải nghệ ngay hôm nay, mấy chục năm sau các CĐV vẫn nhắc về ông với tất cả những lời trân trọng. Phải chăng chính cái vị thế vững vàng ấy khiến cho Wenger tự hài lòng với những gì đã có. Hãy xem phản ứng của Juergen Klopp và Wenger sau thất bại như thế nào. Ba ngày sau khi thua Man City ở Cúp Liên đoàn Anh vì loạt sút luân lưu, hôm qua Liverpool đã đứng dậy và đè bẹp chính đối thủ này với tỷ số 3-0 ở Ngoại hạng Anh. Còn Arsenal, sau khi để thua Man Utd với tỷ số 2-3 đã tiếp tục gục ngã 1-2 trước đối thủ bị đánh giá thấp hơn Swansea City. Tính cả thất bại 0-2 trước Barcelona ở Champions League, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2010 thầy trò Wenger để thua ba trận liên tiếp trên mọi đấu trường.

Các CĐV Arsenal đa số là những người tình chung thủy. Họ yêu đội bóng, yêu Wenger đến mức chấp nhận cả những nhược điểm. Nhưng nhìn từ góc độ của người ngoài, Wenger đang làm Arsenal chững lại. Nói một cách chính xác, ông không làm gì sai cả, nhưng ông cũng không làm gì đúng. Ông không dám dấn thân, ngại ngần mạo hiểm. Tuổi già mang đến cho ông kinh nghiệm và sự chững chạc, nhưng đồng thời lấy mất khát vọng, cái dũng khí dám làm sai và chấp nhận sửa sai.

arsenal-va-cau-chuyen-ve-chiec-dien-thoai-nokia-1

Arsenal của Wenger đã 12 năm không thể vô địch Ngoại hạng Anh. Ảnh: DM.

Lần cuối cùng Arsenal vô địch trong một mùa bóng bất bại đã cách đây 12 năm. Hồi ấy, Marcus Rashford của Man Utd mới 6 tuổi và Barcelona chỉ có một trong tổng số bốn danh hiệu Champions League trong phòng truyền thống. Wenger từng gọi Chelsea và Man City là những đội bóng chỉ biết bơm “doping tiền”. Nhưng những năm gần đây, Man Utd cũng đã chi tiền nhiều gấp bội Arsenal. Mà đâu phải họ không có tiền. Họ là đội bóng giàu thứ sáu thế giới, bán vé cao nhất châu Âu. Nếu xung quanh tất cả đều bơm tiền, chỉ một mình anh dửng dung thì người bất thường là anh, chứ không phải họ.

Nhiều người nói Arsenal thiếu một thủ lĩnh đích thực như Tony Adams hay Pattirck Vieira thuở trước. Luận điểm này có lý, nhưng Tottenham, Leicester City và Liverpool có thủ lĩnh thực sự nào trên sân đâu mà vẫn đá tưng bừng. Vấn đề chính là chiến lược của họ, hay nói đúng hơn, là người lãnh đạo họ.

Các CĐV quá yêu Wenger đến mức bỏ qua những lỗi lầm của ông. Và lỗi lầm lớn nhất của Wenger là.. không chịu phạm lỗi. Steve Jobs sinh thời có câu nói bất hủ: “Hãy luôn khao khát, hãy luôn dại khờ”. Thành công càng lớn, hãy càng biết buông bỏ, phải biết hướng đến những mục tiêu cao hơn, như cái thuở hãy còn hai bàn tay trắng. Arsenal vẫn đầy cảm xúc như thuở nào, nhưng cũng đầy bất ổn. Mà một đội bóng thượng thặng, phải biết thắng vào những thời điểm gian khó.

arsenal-va-cau-chuyen-ve-chiec-dien-thoai-nokia-2

Arsenal thường đánh mất mình ở những trận đấu hoặc giai đoạn quyết định của mùa giải. Ảnh: DM.

Arsenal bao năm nay vẫn thế. Chệch choạc vào mùa hè, vươn lên vào mùa thu, rực rỡ vào mùa xuân rồi nhìn tình chết theo mùa đông. Họ… ổn định đến nhàm chán. Hay cách mấy cũng chẳng thể vô địch, dở cách mấy cũng chẳng rời khỏi Top 4. Thành công của Petr Cech mùa này cho thấy cái giá của đầu tư. Nhưng bạn nghĩ lại xem Wenger mất bao nhiêu năm mới chịu bỏ tiền ra mua Cech sau một thời gian dài đánh đu cảm xúc với các thủ môn Ba Lan. Rồi một trung vệ giỏi, một tiền vệ trung tâm giỏi và một tiền đạo giỏi nữa? Bao giờ thì ông chịu mua những vị trí trọng yếu ấy? Xin nhắc lại: Wenger “không mua không phải không tiền không mua”, mà vì ông e dè đến mức bảo thủ.

Sự e dè ấy đã giết chết Nokia, và có lẽ nó cũng đang giết chết Arsenal. Năm nay hai đội bóng thành Manchester sa sút, Chelsea thậm chí còn khủng hoảng. Từ chỗ đua với “máy in tiền” như lời Wenger, giờ ông chỉ phải cạnh tranh với Tottenham và Leicester. Kết quả, đội bóng của ông vẫn đang xếp dưới cả hai. Thiên thời, địa lợi đều có, nhưng nhân hòa thì chưa. Mà vấn đề đấy là của Wenger!

Hoài Thương

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet