V-League 2020: Không may có khi lại hay

Covid-19 làm xáo trộn bóng đá Việt Nam, khiến V-League 2020 phải trở về với mô hình thi đấu tương tự cách đây gần… một phần tư thế kỷ.

Hôm qua, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam VPF quyết định giải vô địch quốc gia sẽ trở lại vào đầu tháng 6. Các đội thi đấu hết giai đoạn một như lịch ban đầu, sau đó tám đội đứng đầu đá vòng tròn để tranh huy chương, còn sáu đội phía sau thi đấu với nhau để tránh xuống hạng.

TP HCM (đỏ trắng) đang dẫn đầu sau hai lượt trận, trước khi V-League 2020 tạm hoãn vì Covid-19. Ảnh: VPF.

TP HCM (đỏ trắng) đang dẫn đầu sau hai lượt trận, trước khi V-League 2020 tạm hoãn vì Covid-19. Ảnh: VPF.

Thể thức này không phải sáng kiến gì đặc biệt. Đúng hơn, đó là sự bắt chước giải pháp của K-League 2020 (giải nhà nghề Hàn Quốc) với việc rút ngắn hơn một phần ba số trận đấu trong mùa để bù thời gian phải ngưng thi đấu vì Covid-19. Các đội V-League thay vì đá 26 vòng thì chỉ đá 13 vòng của giai đoạn một, sau đó sẽ đá thêm năm đến bảy trận của giai đoạn hai tùy thuộc vào việc họ rơi vào nhóm đua danh hiệu hay nhóm tránh xuống hạng. Tổng số trận đấu tối đa mỗi đội ở V-League năm nay là 20, thay vì 26. Đội nào vào đến chung kết Cúp Quốc gia sẽ đá thêm tối đa bốn trận.

Lần gần nhất giải vô địch quốc gia Việt Nam thi đấu theo hình thức tương tự là mùa 1996, khi còn mang tên “Giải bóng đá các đội mạnh toàn quốc”. Năm đó, 12 đội đá vòng tròn hai lượt ở giai đoạn một, chọn sáu đội vào tranh vô địch ở giai đoạn hai (không có nhóm thi đấu xuống hạng). Kể từ năm 1997, khi chuyển tên thành “Giải Hạng Nhất Việt Nam”, thể thức thi đấu hiện đại với hai giai đoạn mới được áp dụng cho đến bây giờ.

Trước năm 1996, các thể thức thi đấu của bóng đá Việt Nam tương đối… loạn xạ. Nguyên nhân đầu tiên là yếu tố di chuyển hạn chế, chủ yếu là rong ruổi mệt nhoài trên xe khách đường bộ thay vì di chuyển dễ dàng bằng đường hàng không như bây giờ. Bởi vậy, trước năm 1992, giải thường đấu bảng chia theo khu vực địa lý, sau đó chọn các đội đứng đầu bảng để đá vòng chung kết tại một địa điểm cụ thể. Lý do kế tiếp là số lượng đội bóng rất đông. Mỗi địa phương có ít nhất một đội, cộng với các đội bóng cấp Bộ đại diện cho ngành của mình. Lúc cực thịnh, giải đỉnh cao của Việt Nam có đến ba đội mang tên Cảng, bốn đội thuộc ngành Công an, năm đội đại diện Bộ – Ngành, hơn 50% các tỉnh – thành có đội dự giải. Chính vì thế, số đội dự giải thay đổi theo từng mùa, đỉnh điểm là mùa 1989, có đến 32 đội tham gia. Đấy là giải đấu được gọi là “tách hạng”, kết thúc giai đoạn mang tên “Giải A1 toàn quốc” (từ 1980 đến 1989) để chuyển thành “Giải các đội mạnh” (1990-1996).

Vì thể thức thi đấu thiếu ổn định, nghiệp dư như vậy nên việc xác định nhà vô địch cũng có những bất cập riêng. Suốt từ năm 1990 đến 1996, các trận đấu thuộc giai đoạn hai (tức Vòng chung kết) hay các trận chung kết đều diễn ra trên sân của đội vô địch. Lợi thế này đóng vai trò lớn trong chức vô địch của Đồng Tháp năm 1996, Công an TP HCM năm 1995, Quảng Nam Đà Nẵng năm 1992 hay Cảng Sài Gòn 1993-1994.  

Như vậy, sau 25 năm, bóng đá Việt Nam lại “tái ngộ” với thể thức thi đấu cũ do hoàn cảnh bất khả kháng đến từ dịch bệnh. Nhưng trên thực tế, thể thức thi đấu hai giai đoạn này từng được ít nhất hai chuyên gia nước ngoài có thâm niên ở Việt Nam đề xuất, trong đó có HLV Henrique Calisto. Theo chiến lược gia người Bồ Đào Nha, số lượng trận đấu ở V-League quá ít, nên cần có thêm một giai đoạn thi đấu khác để tăng từ 26 lên khoảng 40 trận mỗi năm cho cầu thủ. Cách thức này tương đối phổ biến ở bóng đá Nam Mỹ và Trung Mỹ. Như tại Argentina và Mexico, mỗi mùa gồm hai giai đoạn và mỗi giai đoạn đều đá vòng tròn hai lượt.

Nói như vậy để thấy việc V-League 2020 đá hai giai đoạn không có gì bất thường, cũng không bị lạc nhịp so với thế giới. Ngược lại, thể thức này nếu thành công trong mùa giải năm nay, có thể trở thành lời giải cho bài toán chất lượng V-League.

Từ khi bắt đầu đá vòng tròn hai lượt (năm 1997) đến nay, V-League luôn gặp một vấn đề đau đầu là những trận đấu vô bổ ở giai đoạn hai mùa giải. Do số đội bóng có tham vọng, được đầu tư mạnh cho chức vô địch tại Việt Nam hiện nay rất ít, mỗi mùa không quá ba cái tên. Điều này dẫn đến nhiều đội bóng dự giải với mục tiêu “không lên, cũng chẳng xuống”. Khi bước sang giai đoạn hai, hầu như không biết đá để làm gì sau khi đã có đủ số điểm trụ hạng. Bóng đá Việt Nam mỗi năm chỉ có hai suất dự các giải châu Á, chia đều cho V-League và Cúp Quốc gia, nên đa số các đội bóng dự V-League thường rơi vào tình trạng mất động lực rất sớm. Có thắng thì cũng chỉ được thêm chút ít tiền thưởng, nhưng cầu thủ lại đối diện với chấn thương. Ngược lại, thua cũng chẳng sao, có khi còn lại “giúp đỡ” đội bạn đang khó khăn về điểm số.

Điều này được phản ảnh rất rõ trên thống kê về khán giả. Bình quân các trận đấu ở giai đoạn hai chỉ chiếm 30% tổng khán giả toàn mùa. Có năm, nhiều trận lượt về ở Cần Thơ, Thống Nhất, Nha Trang hay Nghệ An chỉ từ 300 đến 2.000 người đến sân. Những trận đấu đông khán giả nhất, chủ yếu rơi vào nhóm đua tranh chức vô địch hoặc có mặt HAGL. Ngược lại, kể cả khi đội nhà đang nỗ lực để trụ hạng, thì các sân bóng ở Nha Trang, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai… những mùa gần đây vẫn vắng bóng khán giả.

Bên cạnh việc nâng cao đạo đức cầu thủ, chất lượng trọng tài, khuyến khích bóng đá đẹp… thì mạnh dạn thay đổi thể thức thi đấu là một biện pháp thuần túy kỹ thuật, nhưng tác động không nhỏ đến chất lượng V-League. Giảm các trận đấu vô bổ của giai đoạn hai, tăng số trận đối đầu giữa các đội có tham vọng vô địch hoặc có cùng khao khát trụ hạng, chắc chắn sẽ làm cho từng trận đấu thêm ý nghĩa, cầu thủ có thêm động lực thi đấu. Nhưng nhiều năm qua, với nhiều lý do khác nhau, những nhà tổ chức V-League không dũng cảm xem xét yếu tố thể thức thi đấu dù số lượng khán giả bình quân, chất lượng thi đấu, vấn đề tài trợ- tài chính đều không phát triển tỷ lệ thuận với những gì đang diễn ra ở đội tuyển quốc gia.

Nên xem ra, thay đổi thể thức vì dịch bệnh biết đâu lại là chuyện “tái ông thất mã” đối với V-League.

Song Việt

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet