Sự éo le của V-League 2020

Nếu một đội bóng bỏ giải, về nguyên tắc sẽ bị xử xuống hạng. Nhưng từ những lý do họ đưa ra, các nhà tổ chức cũng có thể xem lại mình và có thái độ rõ ràng.

Thanh Hóa là đội đầu tiên tuyên bố nghỉ thi đấu, một quyết định không bất ngờ bởi họ là một trong bốn đội bóng đã ít nhất một lần bằng văn bản hoặc thông qua báo chí đề xuất hủy bỏ mùa giải hiện tại. Bầu Đệ cũng có “tiền lệ” nhiều lần dọa bỏ giải trong những năm tháng quản lý CLB.

Hoàng Vũ Samson của Thanh Hóa (vàng) tranh chấp bóng với cầu thủ Sài Gòn FC ở vòng 9 V-League 2020. Ảnh: VPF.

Hoàng Vũ Samson của Thanh Hóa (vàng) tranh chấp bóng với cầu thủ Sài Gòn FC ở vòng 9 V-League 2020. Ảnh: VPF.

Trước khi phê phán hành động thiếu tính xây dựng của Thanh Hóa, cần đánh giá những lý do mà họ đưa ra. Đội bóng xứ Thanh đang đứng thứ 8 với 14 điểm, vẫn còn cơ hội lớn để lọt vào nhóm tám đội mạnh nhất. Nghĩa là, không hẳn vì họ sợ xuống hạng mà tính chuyện nghỉ chơi. Tất nhiên, năng lực của Thanh Hóa cũng chẳng đủ để đua tranh chức vô địch nên coi như phần còn lại của mùa giải, họ quá ít động lực thi đấu. Trong tâm trạng ấy, lại đi kèm sự lo lắng về dịch bệnh, nếu bây giờ giải vẫn tiếp diễn thì Thanh Hóa đá bóng theo kiểu “cho vui” cũng chẳng ai trách được họ.

Lý do chính yếu mà Thanh Hóa nêu ra là việc chờ đợi quá lâu, kéo dài thời gian quá nhiều sẽ phá vỡ quỹ tài chính. Có thể họ gặp khó khăn thật. Thông thường, một mùa giải của V-League kéo dài tối đa bảy tháng (từ tháng 3 đến tháng 9), nhưng hiện nay, chỉ mới đi được nửa đường đã tiêu tốn của các CLB sáu tháng tiền lương. Căn cứ diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, nếu phải chờ cho mọi thứ an toàn, mùa 2020 sẽ kết thúc sau ít nhất ba tháng nữa, đồng nghĩa ngân sách của đội bóng phải “gồng” thêm hai đến ba tháng. Theo Chủ tịch CLB Quảng Nam, các khoản chi cho thời gian này, liên quan đến tiền sinh hoạt, lót tay, lương… tầm 15-20 tỷ đồng.

Các nhà tổ chức thông thường chỉ yêu cầu CLB cam kết về tài chính chứ không bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu hay được ngân hàng bảo lãnh trước khi tham gia. VFF và VPF cũng biết rằng nhiều đội bóng hiện “sống” bằng ngân sách địa phương và không thể kiếm được tiền từ kinh doanh bóng đá theo kiểu của bóng đá chuyên nghiệp châu Âu. Bản thân V-League hiện nay cũng không kiếm chác được gì nhiều từ bản quyền truyền hình, thì các CLB hầu như chỉ “đá bóng bằng niềm tin”. Ở những CLB như Thanh Hóa, bên cạnh ngân sách thì tài chính chủ yếu đến từ các nguồn tài trợ của doanh nghiệp địa phương. Ví dụ, hàng năm bầu Đệ dự kiến sẽ chi cho đội bóng một khoản tiền được trích từ triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp do ông làm chủ, nhưng do yếu tố dịch bệnh, công ty năm nay khó đạt lợi nhuận hay thậm chí bị lỗ nặng, thì đương nhiên khoản dự chi cho CLB sẽ không còn.

Nhưng, nếu như Thanh Hóa chỉ đơn thuần đưa ra lý do phòng chống dịch bệnh, tâm lý không tốt, thì còn có thể cảm thông. Việc họ viện cớ khó khăn về tài chính là quá nghiệp dư. Thông thường, để được tham dự V-League, một CLB phải có pháp nhân là công ty và trước khi mùa giải khởi tranh, CLB phải có trách nhiệm chứng minh năng lực tài chính đủ để bảo đảm các qui định pháp luật về bảo đảm tiền lương, thưởng cho cầu thủ, kinh phí tổ chức các trận đấu theo đúng tiêu chuẩn an ninh, chi phí theo qui định cho các chế tài về thẻ phạt, tiền đóng quỹ thi đấu, chưa kể những tiêu chuẩn bắt buộc về sân bãi và tiện nghi theo chuẩn AFC. Những khoản chi ấy hoàn toàn dự toán được một cách chi tiết, ước tính từ 25 tỷ đến 35 tỷ đồng một mùa giải. Đội bóng nào không đáp ứng, đương nhiên là không thể tham gia thi đấu V-League.

Bóng đá đơn giản chỉ là một trò chơi, đủ sức thì tham gia, không có tiền thì tốt nhất nên thi đấu bán chuyên nghiệp ở giải hạng Nhì, hạng Ba để duy trì phong trào cho địa phương. Những điều khoản của qui chế bóng đá chuyên nghiệp hay điều lệ thi đấu từng mùa giải đều đã được các CLB thông qua từ đầu và sau đó mới đồng ý tham gia một cách tự nguyện. Nghĩa là, một khi họ quyết định đá V-League thì họ phải có sẵn tiền trong tài khoản để chi trả các khoản gần như cố định mỗi mùa. Bầu Đệ là Chủ tịch công ty có tiếng tăm, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa, chắc chắn phải biết rất rõ bất kỳ công ty nào cũng cần có vốn thì mới có thể hoạt động kinh doanh, làm gì có chuyện “đá đến đâu, kiếm tiền đến đó”.

Thực tế, sau khi điều chỉnh thể thức thi đấu thì mùa này chỉ còn tối đa 20 vòng thay vì 26 vòng như những mùa bình thường. Tức là, các CLB có thể tiết kiệm ít nhất sáu tỷ đồng (trung bình một tỷ đồng/vòng) để bù cho các thiệt hại về quỹ lương do thời gian mùa giải kéo dài hơn thông lệ. Nói vì bị hoãn V-League mà không thu xếp được tiền để trả lương là thiếu căn cứ. Để mùa giải bị rút ngắn thì nơi bị thiệt hại nhiều nhất chính là công ty VPF khi họ phải tìm cách xoa dịu nhà tài trợ khi không thể bảo đảm được số trận đấu trong mùa để quảng bá thương hiệu như hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, phản ứng của Thanh Hóa cũng phần nào cho thấy sự lúng túng hiện nay của các nhà tổ chức. Lý do tạm hoãn V-League để phòng chống dịch bệnh là bất khả kháng, nhưng chí ít cũng cần có những phương án để lấy ý kiến của các CLB. Sự im lặng của VFF hay công ty VPF, dù để chờ hướng dẫn của các cơ quan chức năng, cũng đang đẩy cái khó cho các đội bóng. Nếu như các nhà tổ chức ra thông báo cam kết sẽ cố gắng hoàn tất mùa giải theo đúng kế hoạch bằng cách gom các đội lại ở một nơi trung lập, đá cho xong, thì những đội như Thanh Hóa sẽ không thể lấy lý do tài chính để bỏ giải.

Song Việt

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet