Michael Carrick: ‘Cây đàn bỏ quên’ ở Old Trafford

Tiền vệ sinh năm 1981 từng được ví như một cây đàn piano, hoà nhịp đưa Man Utd lên đỉnh cao cuối của kỷ nguyên Alex Ferguson. Còn bây giờ, anh đang bị lãng quên.

Carrick ghi bàn ngay phút 17 trong lần đầu tiên được ra sân kể từ trận tranh Siêu Cup hồi đầu mùa với Leicester City. Bàn thắng trước Northampton ở Cup Liên đoàn hôm 21/9 chỉ là điểm nhấn trong hành trình 90 phút của tiền vệ thầm lặng này. Và thực tế cho thấy Carrick còn nguyên sự xuất sắc trong khâu phát động tấn công, thu hồi bóng cũng như điều tiết thế trận. Trận đấu ở Cup Liên đoàn cho thấy một Man Utd khác hẳn khi có Carrick trên sân.

michael-carrick-cay-dan-bo-quen-o-old-trafford

Carrick trở lại và tạo ra khác biệt ngay lập tức cho Man Utd. Ảnh: AFP.

Ngày 28/7/2006, Man Utd công bố họ đã giành được Carrick từ Tottenham với cái giá 24 triệu đôla. Đó là kết quả của một mùa hè theo đuổi vất vả và bất ngờ, vì không ai ngờ Ferguson có thể bỏ ra một số tiền lớn đến như thế cho một cầu thủ chưa có nhiều danh tiếng. Nhưng nhìn được điều người khác không nhận ra là điểm mạnh của Ferguson. Carrick chính là miếng ghép quan trọng cho ngày Man Utd trở lại ngai vàng sau ba mùa giải cúi đầu trước các đại diện London.

Carrick ngay lập tức được trao áo số 16 – số áo của Roy Keane huyền thoại. Đó giống như một sự xác nhận rằng, anh được đưa về để trám chỗ ở vị trí tiền vệ trung tâm quan trọng của Man Utd sau kỷ nguyên Roy Keane. Khi ấy, Man Utd vẫn còn hoàng tử tóc vàng Paul Scholes, một Darren Fletcher hệt chú ong thợ cần mẫn hay một Park Ji-Sung được ví như “người không phổi”, nhưng họ vẫn thiếu một cái gì đó khác biệt thật sự để đương đầu với Chelsea. Đội quân của Jose Mourinho khi đó sở hữu bộ tứ tiền vệ toàn năng: Claude Makelele – Frank Lampard – Michael Essien – Michael Ballack.

Nhưng với Carrick, mọi thứ đã xoay vần. Anh không chạy miệt mài như Park, tranh chấp ít dữ dội hơn Fletcher, cũng chẳng tạo nên những đường dọn cỗ sắc như dao cạo hay sút xa sấm sét kiểu Scholes. Carrick đơn giản chỉ là xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, phối hợp với Scholes, triển khai bóng lên cho đồng đội qua các đường bóng đơn giản. Anh đồng thời bọc lót cho hàng thủ bằng sự thông minh khi di chuyển. Không băm bổ, không tắc bóng, Carrick chỉ phán đoán đường chuyền của tiền vệ đối thủ và cắt mặt những đường chạy của tiền đạo.

michael-carrick-cay-dan-bo-quen-o-old-trafford-1

Với Carrick điều tiết tuyến giữa và một Ronaldo bùng nổ trên tuyến đầu, Man Utd đã tạo nên thời kỳ huy hoàng cuối cùng trong kỷ nguyên Alex Ferguson ở Man Utd.

Ngày ấy, không ai nhận ra điều đó. Phải đến sau này, khi Gary Neville giải nghệ và trở thành bình luận viên của kênh truyền hình Sky Sports, anh mới miêu tả về người đồng đội cũ như sau: “Carrick như cây đàn piano. Cậu ấy ôn hòa, bình tĩnh, và mang sự điềm tĩnh tới những người xung quanh”. Sự xuất hiện của Carrick ở mùa 2006-2007 ấy đã tạo đòn bẩy cho sự tỏa sáng của cầu thủ quan trọng nhất trong giai đoạn hoàng kim cuối cùng thuộc kỷ nguyên Alex Ferguson – Cristiano Ronaldo. Bắt đầu từ mùa giải đó, Ronaldo chính thức trở thành siêu sao, và không bao giờ ngừng lại cho đến tận bây giờ.

Chúng ta có thể nhìn nhận sự quan trọng của một cầu thủ qua niềm tin tuyệt đối mà HLV dành cho anh ta. Để dễ so sánh, hãy nhìn Guti của Real Madrid. Guti là một thiên tài, nhưng là đỏng đảnh. Trong ba trận chung kết Champions League của Real thời Guti còn thi đấu, chàng trai này không được ra sân lần nào. Còn Carrick xuất phát trong cả ba trận chung kết Champions League của Man Utd (2008, 2009 và 2011). Carrick không có chất thiên tài, và có lẽ cả đời thi đấu cũng chẳng thể có những cú giật gót gây nhiều cảm xúc như Guti. Nhưng Carrick toát ra sự tin cậy, điều cần nhất trong các trận cầu quan trọng.

Tháng 6/2014, tuyển Anh thất bại trước Italy ở vòng bảng World Cup 2014. Một lần nữa, người chiến thắng họ lại vẫn là Andrea Pirlo. Sau cú panenka ở Euro 2012, người Anh lại cam bái hạ phong trước Pirlo. Trong cơn bi phẫn và khâm phục, các CĐV đã thốt lên “Giá mà chúng ta có anh ấy”, “Tuyển Anh không bao giờ sản sinh ra cầu thủ như thế cả”. Nhưng ngày đó, nhà báo Adrian Durham của Sport Mail đã viết: “Chúng ta có một Pirlo phiên bản Anh, dù không bằng. Nhưng chúng ta chỉ biết đi theo sự hào nhoáng để xoay quanh Lampard hay Gerrard, mà loại bỏ anh, tên anh là Michael Carrick”. Rồi ông cảm thán: “Thật sự, HLV nước Anh chẳng ai giỏi hơn Ferguson cả”.

michael-carrick-cay-dan-bo-quen-o-old-trafford-2

Dưới trướng Mourinho lúc này, Carrick như cây đàn bị bỏ quên, bất chấp sự hữu dụng mà anh từng mang lại thời HLV Ferguson còn ở Man Utd.

Khi Mourinho giam cầm Carrick trên ghế dự bị, để Paul Pogba đá trung tâm và đẩy Wayne Rooney lên chơi số 10. Ông đã làm cái điều mà bốn đời HLV của nước Anh đã làm – theo đuổi sự hào nhoáng (Pogba thực sự không hợp ở vị trí mỏ neo đó), giá trị công thần (để Rooney đá số 10 là một cách chấp người), mà bỏ quên sự hữu dụng từ một người thầm lặng như Carrick. Tài năng của Carrick nằm ở hai điểm: sự điều tiết giữa sân và khả năng chia bài. Đó là hai phẩm chất mà 11 cầu thủ Mourinho sử dụng, chẳng ai có. Đó là hai tác nhân đẩy Man Ud đến sự bế tắc.

11 năm cống hiến cho “Quỷ Đỏ” và 442 trận đấu đã đưa tuổi 35 đến với Carrick. Cuối năm nay, anh gần như chắc chắn sẽ ra đi, vì Man Utd không có động thái nào sẵn sàng ký tiếp hợp đồng. Lúc đó, biên niên sử của đội bóng có lẽ sẽ chỉ chép lại vài dòng về Carrick: “Một người thực sự giỏi, nhưng vì quá thầm lặng nên chỉ tỏa sáng ở cái nơi người ta biết anh giỏi”.

Dũng Phan

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet