Lê Đức Tuấn và cuộc sống như địa ngục sau SEA Games 2003

Trong bài viết cho VnExpress, cựu hậu vệ đội tuyển Việt Nam Lê Đức Tuấn kể lại những năm tháng “sống không bằng chết” vì nghi án bán độ trong trận chung kết thua Thái Lan ở SEA Games 2003 trên sân Mỹ Đình.

David Ginola từng được yêu mến bởi phong cách tài hoa đầy chất Pháp. 

Nhưng sự nghiệp quốc tế của anh xem như kết thúc sau trận đấu thảm họa ngày 17/11/1993, trên sân Parc de Princes (Paris). Thay vì câu giờ khi tỷ số đang là 1-1 ở phút 90, David Ginola cố chuyền cho Eric Cantona để rồi mất bóng và Bulgaria phản công ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1. Thất bại đó khiến Pháp tuột vé đến World Cup 1994, còn Ginola trở thành “kẻ thù” của đất nước. 

Tôi đã có thời mê mẩn Ginola, thậm chí để kiểu tóc nghệ sĩ giống hệt anh. Nhưng không ngờ, nỗi đau của Ginola ở đội tuyển cũng vận vào sự nghiệp của tôi, đúng 10 năm sau. 

Đối với mọi cầu thủ Việt Nam, khoác áo đội tuyển quốc gia, đá trận chung kết SEA Games gặp Thái Lan có lẽ là mơ ước lớn nhất. 21 tuổi, tôi đã được nhận vinh dự đó. Nhưng sau này, tôi nghĩ giá như nó đừng đến.

Chung kết SEA Games 2003: Việt Nam 2-1 Thái Lan

Phút 32 trận chung kết SEA Games năm 2003, hai trung vệ Huy Hoàng và Duy Hoàng băng ra để chặn pha xuống biên của Thái Lan nhưng bất thành. Đối thủ tung đường tạt vào vòng cấm. Tôi, trong vai trò hậu vệ trái, băng về cố lấp vào chỗ trống để cản phá nhưng bóng rơi xuống nhúm cỏ bị cày lên sau trận tranh giải Ba giữa Malaysia và Myanmar nên nảy thấp hơn. Tôi phá hụt. Sarayuth Chaikamdee nhờ đó chiếm bóng, ghi bàn mở tỷ số cho Thái Lan.

Hy vọng được thắp lại khi Văn Quyến bắt vô-lê, gỡ hoà 1-1 ở phút bù giờ hiệp hai trong thế thiếu người vì thẻ đỏ của Quốc Vượng. Tôi sung sướng vô chừng. Nhưng thật trớ trêu, trong hiệp phụ chúng tôi lỡ những cơ hội ngon ăn và chịu bàn thua từ Nattaporn Phanrit phút 96.

Thất vọng khi tuột HC vàng ngay trên sân nhà, người ta cố tìm ra kẻ chịu tội mà không quan tâm lúc đó Thái Lan mạnh thế nào. Họ thắng thì có gì bất ngờ. Tôi, một cầu thủ trẻ, chưa có mấy tên tuổi trở thành đích ngắm. 

“Thằng bán độ”, họ đã hét lên như thế khi thấy tôi.

Các cầu thủ Việt Nam thất vọng sau khi nhận tấm HC bạc ở sân nhà Mỹ Đình. Ảnh: Quang Minh.

Rời sân về Trung tâm huấn luyện Quốc gia I (Nhổn, Hà Nội), tôi không nuốt nổi dù chỉ là một miếng trong bữa ăn đêm. Tôi thậm chí không vào phòng ngủ, gục luôn ngoài hành lang. Hết đứng rồi ngồi, hết ngồi rồi nằm. Ba gọi cho tôi 20 cuộc. Bạn bè cũng vậy, mà tôi không hay. Tôi chìm vào hối tiếc.

Đời tôi chưa từng đá hậu vệ trái. Tại SEA Games 22, tôi cũng chỉ chơi một trận, gặp Lào ở vòng bảng, trên sân Hàng Đẫy. Nhưng trận đó tôi đá hậu vệ phải sở trường, đối thủ lại yếu nên tâm lý thoải mái. Sau trận bán kết với Malaysia, Văn Trương bị treo giò. Việt Nam lúc đó chỉ còn một hậu vệ trái đúng nghĩa là Lâm Tấn. Thế nhưng cậu ấy từ chối vào sân vì không đủ tự tin. HLV Alfred Riedl tính kéo Minh Phương sang trái, để tôi đá hậu vệ phải nhưng anh ấy không đồng ý. Hết cách, ông đề nghị tôi đá hậu vệ trái, và tôi gật đầu bởi nghĩ rằng đội bóng cần mình và có lẽ có chút “háu đá”. Tôi cũng chỉ có hai buổi tập cho chung kết, nhưng chỉ tập nhẹ, không phải đối kháng. Tôi thậm chí đã phải gọi điện cho ba (cựu danh thủ Lê Khắc Chính), để được tư vấn cách đá vị trí mới rồi tập luyện bằng cách vẽ các phương thức di chuyển, các tình huống tranh chấp trong đầu.

Sân Mỹ Đình hôm đó chật kín. Nghe thanh âm bài quốc ca từ hơn 40.000 khán giả khiến tôi nổi hết da gà. Tâm lý bị ngợp. Và có lẽ chính điều đó đã khiến tôi phán đoán không chuẩn xác, dẫn đến bàn thua của Việt Nam.

Công an vào cuộc. Họ gọi đủ mọi người, điều tra truy xét. Kết luận được đưa ra: Lê Đức Tuấn không liên quan tới dàn xếp tỷ số. Tôi tưởng mình được cứu. Nhưng không. Miệng lưỡi thế gian còn kinh hoàng hơn nhiều. Nó biến mùa 2004 của tôi trong màu áo Hà Nội ACB thành cơn ác mộng. Mỗi khi tôi vào sân, CĐV đồng loạt hô “Thằng bán độ”. Rồi họ dùng đủ những lời lẽ tục tĩu nhất dành cho gia đình tôi. Ba tôi là Giám đốc điều hành CLB, ngồi trên khán đài chết lặng.

Tôi stress, tự nhốt mình trong phòng, hạn chế tối đa giao tiếp xã hội, cách ly còn hơn thời Covid-19 lúc này. Tôi đi tập kiểu cho xong, không nói với đồng đội, thậm chí cả HLV. Tôi đã định bỏ bóng đá, giã từ sự nghiệp khi mới 22 tuổi. Nhưng ba bảo bỏ lúc này là hèn nhát. Những lúc cùng cực, tôi lại nhớ những lời nói của HLV Riedl trong buổi tổng kết SEA Games 22: “Đây chỉ là tai nạn. Cậu có chuyên môn, lại còn trẻ, phải tiếp tục chiến đấu”. 

Nghe chửi nhiều thành quen, tôi bơ đi để chơi bóng, để sống. Nhưng cũng phải tới mùa 2006, khi tôi chứng tỏ mình bằng việc được trao băng đội trưởng, CĐV mới thôi quay lưng. Nhưng những gì đã mất thì mãi mãi không thể lấy lại. Tôi vẫn đá cho CLB, nhưng cách cửa đội tuyển thì đóng chặt. Thậm chí khi chuyển sang màu áo Thanh Hoá, năm 2013 được bình là cầu thủ hay nhất CLB, mùa 2014 lọt vào danh sách đội hình tiêu biểu V-League, nhưng tôi vẫn không được gọi lên tuyển.

Lê Đức Tuấn (trái) đang đảm nhận công tác huấn luyện đội U15 Hà Nội.

Bán độ từng là nỗi nhức nhối của bóng đá Việt Nam. Một số vụ được đưa ra ánh sáng, nhưng có thể cũng không ít vụ đã “chìm xuồng”. Người hâm mộ vì thế có thể nghi ngờ. Nhưng đôi khi, mọi thứ trở nên thái quá, và nó vô tình giết chết sự nghiệp của những cầu thủ trẻ.

Nhưng, cũng vì tai nạn năm ấy mà tôi thích làm đào tạo trẻ. Sau hơn bốn năm dẫn dắt CLB Phù Đổng, tôi chuyển về làm U15 của Hà Nội. Tôi muốn rèn dũa cho các em cả về chuyên môn lẫn ý chí, để sau này họ có thể hạn chế sai lầm và tránh được những bi kịch như tôi.

*Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Và tôi sẽ trở lại

Cựu hậu vệ Lê Đức Tuấn

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet