HLV Đoàn Minh Xương: ‘Việt Nam không cần thắng Nhật Bản bằng mọi giá’

Chuyên gia bóng đá người TP HCM cho rằng mỗi trận đấu ở Asiad là cơ hội tốt để những cầu thủ trẻ rèn luyện khả năng.

– Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra sau chiến thắng Nepal là tại sao Việt Nam không cố ghi bàn thứ ba trong khoảng 20 phút cuối trận. Ông có kiến giải gì về việc này?

– Asiad 2018 diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng hơn hai tuần. Các đội phải thi đấu liên tục và tình hình sáu bảng đấu cũng thay đổi theo. Muốn đi đến trận đấu cuối cùng, thể lực là vấn đề quan trọng nhất. Trước khi nói Việt Nam, hãy nhìn chính đối thủ Nhật Bản. Dẫn Pakistan 4-0 khi chưa hết hiệp một, nhưng sang đến hiệp hai, họ cũng dùng lối chơi chậm rãi, đỡ tốn sức. Hay như ở World Cup 2018, nhiều người chỉ trích Pháp ở trận hòa 0-0 với Đan Mạch, nhưng họ chỉ cần như vậy là đủ nhất bảng rồi. Khi đã có vé đi tiếp, bài toán cấp thiết nhất là bảo toàn thể lực và lực lượng, thay vì cố ghi nhiều bàn.

Tôi thích cách nghĩ Việt Nam chủ động giấu bài trước các đối thủ. Ghi bàn vào những thời điểm như vậy là không cần thiết. Cũng cần nhắc lại rằng HLV Park Hang-seo đã dẫn dắt Việt Nam gần một năm. Trong khoảng thời gian dài như vậy, ông ấy đã liên tục nâng cấp cho các đội tuyển Việt Nam, từ phòng ngự phản công đến tấn công và chủ động áp đặt lối chơi. Thay vì quan tâm tới việc thắng đối thủ bao nhiêu bàn, tôi chú trọng vào chất lượng trận thắng. Đội Olympic đang giữ được đà tiến bộ, và mọi người nên nhìn nhận dưới khía cạnh này.

Phan Văn Đức (số 20) mừng bàn thắng vào lưới Nepal tối 16/8, ấn định chiến thắng 2-0 cho Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

Phan Văn Đức (số 20) mừng bàn thắng vào lưới Nepal tối 16/8, ấn định chiến thắng 2-0 cho Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

– Theo một số nhận định, HLV Park Hang-seo muốn giữ thành tích ngang Nhật Bản để có nhiều quyền chọn đối thủ trước lượt trận cuối. Ông nghĩ thế nào về chuyện này?

– Dù trận đấu với Nepal kết thúc với kết quả như nào, tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng quyết định của Ban huấn luyện. Nếu lượt trận đấu hôm nay, Việt Nam thắng Nhật Bản, còn Hàn Quốc thất bại và đứng thứ ba bảng E. Khi đó, chúng ta gặp Hàn Quốc ở vòng 1/8, thì sẽ có rất nhiều người lại nói thắng Nhật Bản để làm gì. Là một người ngoài cuộc, rất khó nhận xét về những toan tính của Ban huấn luyện.

– Nếu xếp nhì bảng, Việt Nam sẽ gặp đội đầu bảng E là Malaysia ở vòng 1/8. Nếu nhất bảng, chúng ta sẽ đối đầu đội xếp thứ ba của một trong ba bảng B, E, F – trong đó có những đối thủ tiềm ẩn như Thái Lan, Qatar, Hàn Quốc hoặc Triều Tiên. Theo ông, Việt Nam có chấp nhận “lùi một bước” trước Nhật Bản để dễ thở hơn ở vòng kế tiếp?

– Tâm lý chung của người hâm mộ Việt Nam luôn muốn đội nhà gặp đội yếu ở vòng sau, nhưng rõ ràng là chúng ta không có quyền chọn lựa. Ai cũng nói đến việc tránh Hàn Quốc ở vòng 1/8, nhưng mấu chốt của vấn đề nằm ở trận thắng của Malaysia. Chính nhờ kết quả này, thầy trò Park Hang-seo mới gần như không còn khả năng gặp Hàn Quốc.

Trận đấu với Nhật Bản chưa diễn ra. Tình hình từ bây giờ đến lúc ấy có thể còn nhiều diễn biến. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam nên đá hết sức. Đây vẫn là sân chơi của các cầu thủ trẻ. Chúng ta có thể đá ít trận nhưng thu hoạch nhiều từ lối chơi hay những thử nghiệm, còn hơn đá thêm một trận mà chất lượng thi đấu lại giảm đi. Nhiều người thở phào khi tránh được Hàn Quốc nhưng chắc gì Malaysia đã là đối thủ dễ chơi. Vấn đề số một với những đội bóng trẻ là giữ được tinh thần thi đấu và khát khao chiến thắng. Chúng ta có thể đá với đội hình một hoặc đội hình hai với Nhật Bản, nhưng đều phải chơi hết sức. 

Hùng Dũng (số 18) là một trong bốn sự thay đổi của Việt Nam ở trận gặp Nepal so với trận ra quân gặp Pakistan. Tuy nhiên, tiền vệ của Hà Nội vẫn chơi tốt và có sự kết dính với các đồng đội. Ảnh: Đức Đồng.

Hùng Dũng (số 18) là một trong bốn sự thay đổi của Việt Nam ở trận gặp Nepal so với trận ra quân gặp Pakistan. Tuy nhiên, tiền vệ của Hà Nội vẫn chơi tốt và có sự kết dính với các đồng đội. Ảnh: Đức Đồng.

– Với kinh nghiệm làm bóng đá lâu năm, ông có nghĩ Ban huấn luyện đã tính tới đối thủ có thể gặp ở tứ kết? Tính toán này liệu có ảnh hưởng tới việc chọn về nhất hay về nhì ở bảng đấu?

– Ở một giải đấu như Asiad, dĩ nhiên mình càng vào sâu thì càng tốt. Đây là nơi rèn luyện tốt cho các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, không nên vì thành tích của riêng giải đấu này mà quên mất thực trạng của bóng đá Việt Nam. Chúng ta phải nhớ mình đang ở đâu. Không nên mơ mộng nhắc đến chuyện vào tứ kết, bán kết hay chung kết. Tất nhiên, khả năng hiện tại của Việt Nam đủ sức vào tới đó nhưng Ban huấn luyện mới là những người hiểu rõ nhất, họ đang có gì trong tay. Phong độ cầu thủ, tinh thần thi đấu của họ đang ở mức nào để đặt mục tiêu phù hợp.

Asiad, dù là giải đấu cấp châu lục, vẫn là một giải trẻ. Ở góc độ quản lý, thành tích của đội tuyển quốc gia, cụ thể là ở AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019, mới là điều được quan tâm số một. Giành thứ hạng cao ở Asiad là điều tốt nhưng đó không phải căn cứ để đánh giá một nền bóng đá. Còn khi đã vào vòng loại trực tiếp, tôi tin đội nào cũng có cơ hội. Việt Nam cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, có thể gặp bất cứ đối thủ nào.

– Việt Nam nên nhập cuộc với tâm thế nào trước Nhật Bản?

– Nhật Bản mang đội U21 dự Asiad. Mục tiêu của họ là Olympic Tokyo 2020, và với họ, trận nào cũng như trận nào. Việt Nam cũng nên rèn luyện cầu thủ theo suy nghĩ như thế. Chúng ta cứ đá hết khả năng. Thắng thì gặp đội xếp thứ ba của một trong ba bảng B, E, F. Thua thì gặp Malaysia. Hòa thì đá luân lưu để xem vào trường hợp nào trong hai tình huống trên. Cá nhân tôi nhìn nhận cuộc so tài này chỉ là một cữ dượt cho Ban huấn luyện hai Việt Nam và Nhật Bản chuẩn bị cho trận kế tiếp ở vòng 1/8. Hao binh tổn tướng để cố thắng Nhật Bản rồi gặp bất lợi ở trận sau, hoặc đá lỏng chân với Nhật Bản để tinh thần sa sút, tất cả đều không phải lựa chọn hay. 

Lối chơi của Việt Nam không phụ thuộc vào cá nhân nào. Đội trưởng Văn Quyết cũng có thể ngồi dự bị, như trận gặp Nepal. Ảnh: Đức Đồng.

Lối chơi của Việt Nam không phụ thuộc vào cá nhân nào. Đội trưởng Văn Quyết cũng có thể ngồi dự bị, như trận gặp Nepal. Ảnh: Đức Đồng.

– Trong hai trận gặp Pakistan và Nepal, Việt Nam đã tung đội hình xuất phát thiên về tấn công. Nếu gặp một đội ngang cơ ở vòng loại trực tiếp, HLV Park Hang-seo có nên mạo hiểm đánh phủ đầu?

– Trong tay HLV Park Hang-seo bây giờ có nhiều con bài để chọn lối chơi phù hợp với từng đối thủ, tùy từng thời điểm trên sân. Hai trận vừa rồi Việt Nam chưa đá hết sức, chỉ khoảng 60-70% thôi. Chúng ta thắng dễ vì Pakistan và Nepal quá yếu. Trận gặp Nhật Bản có lẽ mới cho chúng ta câu trả lời chính xác về thực lực của Việt Nam ở Asiad 2018.

– Ông từng đánh giá Việt Nam có khả năng vào bán kết. Để đạt mục tiêu đó, theo ông, HLV Park Hang-seo cần cải thiện thêm điều gì trong lối chơi?

– Con người là yếu tố quyết định trong bóng đá, và nếu có cải thiện, chúng ta cần lưu tâm tới điểm này. Những cầu thủ nào có phong độ tốt, có tinh thần tập luyện nghiêm túc, có khát khao thi đấu và phù hợp với lối chơi nên được chọn. Việt Nam đang có nhiều cá nhân xuất sắc, và chúng ta không nhất nhất cứ phải chọn một đội hình bắt buộc phải có người này, người kia.

Cái hay của ông Park là không cho đối thủ nắm bắt được lối chơi. Trong tay ông có nhiều lựa chọn đến nỗi ngay cả những cầu thủ tưởng là trụ cột, tưởng là không thể thay thế, vẫn có thể dự bị. Đó là điểm rất khác với các đời HLV trước, chưa ra sân nhưng người ta đã biết được thủ môn là ai, hậu vệ có mấy người và tiền đạo gồm những anh nào. Nhiều người nghĩ điều ấy sẽ giúp đội bóng ổn định, nhưng mặt khác lại khiến lối chơi bị xơ cứng. HLV Park Hang-seo thì khác, xoay tua đội hình hợp lý và không cho đối thủ có cơ hội bắt bài.

Thắng Nguyễn

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet