Giải vô địch Trung Quốc: Bong bóng trong chiến lược tầm vóc

Hàng loạt sự kiện giáng mạnh vào tham vọng xưng bá của bóng đá Trung Quốc chỉ trong vòng một tháng.

giai-vo-dich-trung-quoc-bong-bong-trong-chien-luoc-tam-voc

Tevez được chiêu mộ trong thương vụ đình đám của Thân Hoa Thượng Hải.

“Các cầu thủ Trung Quốc không có tố chất kỹ thuật như đồng nghiệp Nam Mỹ và châu Âu, vốn học bóng đá từ nhỏ”, Carlos Tevez nói trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình Pháp SFR. “Thậm chí trong 50 năm tới, họ cũng không thể bắt kịp những nền bóng đá phát triển”.

Câu nói của cầu thủ mà Trung Quốc chào đón với mức lương cao nhất thế giới (850 nghìn đôla một tuần) có thể xem như đỉnh điểm xung đột trong chiến dịch mang các ngôi sao về giải đấu này. Không chỉ có Tevez, một cầu thủ khác mà các đội bóng Trung Quốc thèm muốn suốt thời gian qua là Aubameyang cũng có phát biểu đánh giá thấp sân chơi cao nhất đất nước tỷ dân.

Tiền đạo của Dortmund cho biết chưa bao giờ cân nhắc nghiêm túc về khả năng tới chơi ở Super League, đồng thời cáo buộc các đội bóng Trung Quốc thiếu chuyên nghiệp khi đàm phán.

Trong bê bối gần nhất, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc cho biết sẽ điều tra nghi án dàn xếp tỷ số ở Thiên Tân Quyền Kiện, đội bóng được dẫn dắt bởi danh thủ Fabio Canavaro.

Tất cả những sự kiện trên xảy ra sau mùa hè mà có tới 13 đội có nguy cơ bị loại khỏi giải vì nợ lương cầu thủ. Bên cạnh đó chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn khiến các đội bóng không thể vung tiền mạnh tay như ở bốn kỳ chuyển nhượng gần nhất.

Sau 18 tháng khiến cả thế giới kinh ngạc với những bản hợp đồng và mức lương ngất ngưởng, bóng đá Trung Quốc dường như đã chạm ngưỡng. Lịch sử đã cho thấy rất nhiều trường hợp vung tiền mua sắm và kết thúc là sụp đổ như ở Serie A và Ngoại hạng Anh. Nhưng trong kế hoạch tổng thể xây dựng bóng đá Trung Quốc, không chỉ có bề nổi từ những ngôi sao ngoại quốc.

giai-vo-dich-trung-quoc-bong-bong-trong-chien-luoc-tam-voc-1

Ông Tập Cận Bình đang theo đuổi giấc mơ bóng đá Trung Quốc và là lý do cho sự bùng nổ của giải vô địch nước này.

Xuất phát từ giấc mơ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc biến nước này trở thành thế lực bóng đá mới. Một kế hoạch 50 điểm được đưa ra bao gồm xây dựng 20 nghìn trung tâm đào tạo bóng đá tới năm 2025, mới được nâng lên thành 50 nghìn vào hồi tháng 2/2017, nâng cao vị trí đội tuyển trên bảng điểm FIFA và tổ chức một kỳ World Cup. Tất cả phải được hoàn tất trước năm 2050.

Kể từ khi công khai kế hoạch vào năm 2014, các đội bóng Trung Quốc đã bạo chi trên sàn chuyển nhượng theo cấp số nhân. Năm 2014, tổng phí chuyển nhượng của giải Trung Quốc là 101 triệu đôla, năm 2015 là 168 triệu đôla và tới năm 2016 vọt lên 451 triệu đôla. Mức chuyển nhượng này gấp 3,34 lần toàn bộ các giải vô địch của những thành viên còn lại ở Liên đoàn bóng đá châu Á.

Ý tưởng của những người làm bóng đá Trung Quốc là bơm tiền mua cầu thủ, kèm theo đào tạo trẻ và chứng kiến sự phát triển. 

Các cầu thủ Trung Quốc không có kỹ thuật tốt đúng như Tevez nói nhưng điều đó đang được cải thiện với cơ sở vật chất xây dựng từng ngày. “Giấc mơ bóng đá” của ông Tập được đề nghị xây mới 70 nghìn sân trên khắp cả nước. Thậm chí ông Tập còn yêu cầu cựu cầu thủ nổi tiếng Sun Jihai về chính xác loại cỏ mà anh từng thấy trên sân tập ở chuyến đi tới Manchester năm 2015.

Một kế hoạch dài hơi không thể thành công ngay nên bóng đá Trung Quốc có xu hướng tạo dấu ấn chỉ sau một đêm. Các đội bóng bắt đầu hợp tác với những “tay cò khét tiếng” như Jorge Mendes và Mino Raiola. Sự xuất hiện của các ngôi sao nổi tiếng liên tiếp đưa những tên tuổi của bóng đá Trung Quốc lên mặt báo. Tuy nhiên chính quyền của ông Tập đã ngay lập tức hạn chế việc chi tiêu bạo tay này với những quy định mới vào tháng 7 vừa qua. Đây không đơn thuần là sự khắt khe trong quản lý bóng đá mà còn là vấn đề chung trong cách thức làm việc ở Trung Quốc. Chính quyền nước này không bao giờ cho bất cứ giao dịch thương mại và buôn bán nào đi quá xa để mất tầm kiểm soát. Chuyển nhượng bóng đá không phải ngoại lệ.

“Chính phủ Trung Quốc thường xuyên có một tầm nhìn về đất nước như thế nào nhưng họ lại không có kế hoạch rõ ràng để thực hiện”, Giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về tài chính bóng đá Trung Quốc và giảng dạy chuyên ngành kinh doanh thể thao Đại học Salford, nói với Sportsmail.

“Những gì chính quyền Trung Quốc làm để thắt chặt thị trường chuyển nhượng là không hợp lý. Họ làm như vậy không phải lo sợ một vụ vỡ bong bóng mà chỉ là cách đáp lại những gì nằm ngoài sự kiểm soát trong vài năm qua. Họ dần hiểu thế giới bóng đá vô cùng rộng lớn và nếu cứ tiếp tục để các đội bóng chi tiền thì sẽ có người ở nơi khác chiếm lấy”.

Điều này có thể thấy khi các đội bóng Trung Quốc chấp nhận mua sắm, dòng tiền sẽ đổ về các ngôi sao ngoại quốc và người đại diện của họ thay vì đóng góp trực tiếp vào xây dựng nền bóng đá. Chính quyền Trung Quốc phản ứng lại khi  thấy một số nhân vật không có ý định đóng góp cho bóng đá nước này mà chỉ hợp tác vì tiền.

Theo giáo sư Chadwick, bóng đá chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Trung Quốc. Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc có xu hướng rời đất nước và ông Tập cùng cộng sự cố ngăn chặn điều này. Bất động sản, dịch vụ tài chính, giải trí, khách sạn và công nghiệp đều bị hạn chế. Tuy nhiên bóng đá lại khiến nhiều người chú ý bởi những ngôi sao trên mặt báo dù chỉ là phần rất nhỏ.

Truyền thông châu Âu cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội để chỉ trích bóng đá Trung Quốc khi có thông tin 13 đội bóng nguy cơ bị loại khỏi Super League. Tuy nhiên thực tế những khoản nợ chưa trả có nhiều lý do và được các đội bóng công khai. Trong đó có những khoản tranh chấp, thiếu giấy tờ của bên bán hay nhập nhằng giữa các bên trong các khoản bồi thường chung.

giai-vo-dich-trung-quoc-bong-bong-trong-chien-luoc-tam-voc-2

Trung Quốc đang cho thấy sự tiến bộ đáng kể nhưng cần thời gian để có thể đạt được thành công nhất định.

Bên cạnh những mảng xám được nói lên, bóng đá Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc. Lượng khán giả đến sân trung bình năm 2014 là 18.756 đã tăng lên 23.822 lúc này, cao hơn so với mức trung bình của Serie A. Kỳ vọng về suất dự World Cup vẫn chưa thành nhưng vị trí thứ 62 của đội tuyển trên bảng điểm FIFA cho thấy họ tăng 35 bậc từ năm 2014. Trong thời gian này, Anh tụt xuống thứ 15, Italy xuống thứ 17 và Hà Lan từ thứ 5 xuống 29.

Một điều đặc biệt khác ở Trung Quốc là các đội bóng được quan tâm đặc biệt từ các ông chủ không giống như một số đội bóng ở Anh gặp vấn đề về tài chính. Điều này có được nhờ sự hậu thuẫn từ chính quyền và cái bóng của ông Tập phía sau.

“Super League sẽ còn mạnh khỏe khi chính quyền muốn giải đấu như vậy”, Giáo sư Chadwick nói. “Khi chính quyền bảo một công ty rằng họ đầu tư bóng đá thì công ty không thể từ chối. Ngay cả khi các tập đoàn không tham gia, nhà nước cũng có cách để duy trì tài chính cho các câu lạc bộ và giải đấu”.

“Bóng đá ở Trung Quốc mang đậm màu sắc chính trị. Vai trò của nhà nước ở châu Á khác rất nhiều so với châu Âu khi nói về bóng đá. Ông Tập là người đóng vai trò tất cả phía sau. Nếu ông ấy tại vị tới năm 2022 và sau đó thì kế hoạch bóng đá của Trung Quốc sẽ tiếp tục. Nhưng trong trường hợp ngược lại, bóng đá Trung Quốc sẽ gặp biến cố lớn”.

Ông Tập nhiều khả năng vẫn nắm giữ vị trí đứng đầu nhà nước sau kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thứ 19 vào giữa tháng 10 tới đây. Tuy nhiên có thông tin về sự chia rẽ giữa ông và những lãnh đạo không đồng ý hỗ trợ cho bóng đá. Điều đó có thể thấy qua việc hàng loạt tập đoàn đầu tư cho bóng đá bị nêu tên trong các scandal gần đây ở báo chí nước này.

Kế hoạch bóng đá của Trung Quốc đang được xây dựng một cách tầm vóc với sự ủng hộ lớn của người bắt đầu là ông Tập. Tuy nhiên ông cũng có thể là điểm mấu chốt khiến kế hoạch sụp đổ nếu không giữ được quyền lực trong tương lai.

Bảo Lam tổng hợp

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet