Cuộc chiến tâm lý trên chấm phạt đền

Phạt đền là thứ đối kháng đơn sơ nhưng căng thẳng và hàm chứa nhiều nghệ thuật bậc nhất lịch sử bóng đá. Để nghiên cứu về nó, giới toán học thậm chí từng phải vận dụng đến một lý thuyết tồn tại trong cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô (cũ).

Cú đá phạt đền là những đòn tâm lý chiến được thực hành lặp đi lặp lại trong bóng đá. Đó là một thứ đối kháng mang tính cơ bản và nguyên thủy nhất. Đường bóng phải đánh bại thủ môn và bay vào lưới, trong bối cảnh các hậu vệ đã bị loại trừ. Nếu trận đấu đang ở thế cân bằng, một phán quyết phạt đền sẽ tạo ra một áp lực lớn cho cả hai kẻ ở hai đầu cuộc chiến tâm lý. Phạt đền không đòi hỏi chiến thuật cụ thể, ít nhất là nó không liên quan đến sự phức tạp của toàn bộ trận đấu.

Khi phạt đền được biến thành một hình thức đá luân lưu để phân định kẻ thắng người bại, nó lại biến thành chìa khóa mở cửa lên thiên đường hoặc xuống địa ngục. Phạt đền trở thành điều kiện tiên quyết cho vinh quang, với giá trị thu về từ ván bài tâm lý cao đến mức khó tin. Khi đó, phạt đền chính là một con quái thú.

Không, phải nói là một bầy quái vật bởi không còn một pha phạt đền đơn lẻ nữa, mà là cả một loạt. Bóng đá đã có nhiều đội bóng siêu quần, nhiều cầu thủ tuyệt đỉnh. Nhưng không phải hễ là siêu quần hay tuyệt đỉnh là có thể bước đến nhận vinh quang sau loạt phạt đền.

Vậy, những yếu tố gì đã khiến cho một cá
nhân – kẻ đứng trước bóng hay kẻ trấn giữ khung thành – trở nên hoàn hảo trong
một loạt đá luân lưu? Làm thế nào để huấn luyện họ tốt hơn? Làm thế nào để sử
dụng các mô hình khác nhau để lập bản đồ và tối ưu hóa kết quả của chúng? Để có
tác dụng gì? Và quan trọng là liệu các quả phạt đền có còn tính chất quan
trọng?

Đứng trước khung thành, quả bóng được đặt ở
vị trí được đánh dấu chính xác cách 11 mét từ vạch cầu môn, trong đó thủ môn
không được bước qua vạch cho đến khi đối phương tiếp xúc với trái bóng. Điều này nghe có
vẻ như là lợi thế với người sút. Chính xác. Nhưng điều này cũng chính là con
dao hai lưỡi bởi lợi thế đồng nghĩa với gánh nặng áp lực.

Nhìn thẳng vào mắt thủ môn – mặt đối mặt –
cuộc chiến sắp bắt đầu. Đối với người sút, tác động từ đám đông có thể dễ dàng
bị chặn lại bằng liệu pháp tinh thần. Trong mắt anh ta, hình ảnh của thủ môn có
thể trở nên nhỏ bé trong khung thành mênh mông.

Hoặc nói theo cách khác, ảo giác tương phản
khiến người sút bị lóa mắt, và các giác quan của anh ta phải chịu chi phối bởi
tâm lý đó trước khi thực hiện cú phạt đền. Lúc này, anh ta cần phải có hai yếu tố
quan trọng là sự nhận thức và nghị lực kiên định.

Ngày nay, cầu thủ hiếm khi sút phạt đền hỏng. Ở Ngoại hạng Anh 2019-2020, trong 92 tình huống phạt đền, chỉ hai lần cầu thủ sút ra ngoài. Mùa giải 2018-2019, 103 quả phạt đền và ba lần bóng không vào khung thành. Mùa 2017-2018, 80 lần phạt đền được thực hiện và cũng chỉ ba lần chệch mục tiêu. Tỷ lệ thủ môn cản phá thành công tương ứng ở ba mùa kể trên là 13, 16 và 21. Nhưng cũng có mùa giải thảm họa cho các thủ
môn, tất cả cú phạt đền đều thành công.

Nhìn tổng quan, hầu hết các mùa giải đều có
xu hướng giống với ba mùa giải gần nhất về mặt tỷ lệ xuất hiện phạt đền và kết
quả của việc đá phạt đền. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn vào thời điểm khai sinh Ngoại hạng Anh, chúng ta có thể đánh giá xu hướng thay đổi.

Mùa đầu 1992-1993, trong 61 quả phạt đền được thực hiện, chỉ một quả ra ngoài và hai quả bị thủ môn cản phá. Mùa 1993-1994, có 82 quả phạt đền,  nhưng số quả sút hỏng là 0, và bị cản phá là hai (đều do thủ môn của CLB Swindon cản phá). Cuối cùng, mùa 1994-1995, trong 67 quả phạt đền, chỉ một lần cầu thủ sút trượt và không lần nào bị cản phá.

Tỷ lệ cản phá thành công phạt đền ngày càng cao ở Ngoại hạng Anh.

Mọi thứ bây giờ trở nên rõ ràng. Thứ nhất,
số lượng tình huống phạt đền đều gia tăng theo từng mùa
. Điều này có thể phụ
thuộc vào vô số yếu tố, bao gồm phong cách chơi phát triển, trọng tài khắc
nghiệt hơn và bắt chính xác hơn, luật penalty được xác định rõ hơn. Hoặc
như nhiều người nói, do cầu thủ thích ăn vạ đòi penalty nhiều hơn.

Trong khi đó, tỷ lệ sút trượt có thể làm ảnh
hưởng đến thành tích cản phá của thủ môn. Để rõ ràng, chúng ta sẽ loại bỏ
các tình huống cầu thủ sút ra ngoài mà chỉ tính những pha thủ
môn cản phá hoặc có tác động để bóng không tìm thấy lưới. Trong mùa giải
2019-2020, tỷ lệ cản phá thành công là 14,1%. Mùa trước đó là 15,5% và mùa trước
đó nữa là 26,3%,

Nhìn vào các mùa giải Ngoại hạng Anh đầu tiên,
tỷ lệ cản phá là 3,3% ở mùa 1992-1993; 2,4% ở mùa 1993-1994; và 0% ở mùa 1994-1995. Chúng
ta rút ra kết luận thứ hai từ điều này
: cầu thủ đang trở nên tồi tệ hơn trong việc sút phạt
đền hoặc thủ môn đang trở nên tốt hơn trong việc cản phá. Có vẻ, tùy chọn thứ
hai thuyết phục hơn.

Trình độ, tiêu chuẩn chung của cầu thủ ở mọi vị trí đang tăng lên, cũng như họ có sẵn các công cụ công nghệ để hỗ trợ
việc phát triển các kỹ năng, đặc biệt trong việc nghiên cứu phạt đền. Cả người
sút lẫn thủ môn đều hiểu biết nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thủ môn – với
bộ kỹ năng trọng tâm vào từng kỹ thuật – đang được trang bị tốt hơn để xử lý
các tình huống chống phạt đền.

Số lượng trung bình 4,6 bàn từ số penalty trung bình mà mỗi CLB được nhận ở mỗi mùa trong ba mùa giải gần
nhất, về cơ bản, có thể tương đương với chín hoặc 12 điểm nếu như các đội đều thực
hiện thành công những quả phạt đền của họ.

Đó là sự khác biệt giữa vinh quang và thất
bại; giữa một mùa giải Ngoại hạng Anh khác hay lại chôn vùi cả thập kỷ ở giải
hạng Nhất – Championship. Các CLB biết điều này và đó là lý do các thủ
môn trở nên hay hơn hết trong việc ngăn chặn những quả phạt đền.

Những vai trò của sự tiến hóa

Bóng đá đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ qua. Hầu như mọi vị trí đã được đại tu trong quá trình chuyển đổi từ bóng đá trực tiếp và thể lực của những năm 1990 sang bóng đá chú trọng tỷ lệ sở hữu bóng, phát triển tấn công từ hàng thủ và chơi pressing trên phần sân đối phương.

Về lý thuyết, thủ môn được xem là một phần của sự thay đổi này. Công việc của thủ môn không chỉ còn là cản phá các cú sút. Thủ môn đã phát triển từ vai trò chốt chặn cuối cùng, bằng các phản xạ thể chất và trực giác, thành một con quái vật thông minh, có khả năng phân tích và dẫn dắt lối chơi từ vòng 16m50 của họ.

Với việc điều hướng cách thức hoạt động trong bối cảnh bóng đá hậu hiện đại, thủ môn bây giờ giống một võ sĩ quyền Anh thượng đài bảo vệ đai vô địch. Anh ta tập trung tối đa vào việc rèn luyện các phản xạ có điều kiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thể chất và thần kinh một cách mạnh mẽ và thuần thục. Thủ môn hiện đại thể hiện mọi thứ bóng đá đã và sẽ trở thành.

Tồn tại giữa một nền bóng đá đỉnh cao được tác động sâu bởi khoa học phân tích bóng đá hiện đại, thủ môn tập trung ở cường độ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong việc mài giũa các kỹ năng của họ. Vậy sự dịch chuyển mạnh mẽ nào đã làm cho khả năng cản phạt đền của thủ môn phát triển theo quỹ đạo đi lên như thế? Phân tích của thủ môn lừng danh của thời kỳ đầu Ngoại hạng Anh, Peter Schmeichel, có thể sẽ đem đến câu trả lời.

Trước khi có bất kỳ thay đổi nào xuất hiện, người ta phải có một niềm tin rằng những thay đổi đó là khả thi. Niềm tin vào sự cải thiện sẽ tác động đến thái độ. Nếu thủ môn có một não trạng tư duy theo hướng phát triển có mục đích trong việc tập luyện, anh ta sẽ cải thiện được khả năng của mình.

Còn nếu không, thủ môn đó sẽ không phát triển được điều gì. Nhưng hãy nhớ rằng, đây là thời điểm mà môn khoa học phân tích mới sơ khai, và nhiều HLV gạo cội khinh miệt nó. Cái gọi là khoa học giúp cải thiện kỹ năng cản phá phạt đền vẫn bị coi là một thứ giả khoa học.

Schmeichel mô tả chi tiết cách tiếp cận của ông, chấp nhận một giả thiết rằng, ngay cả cầu thủ cũng không thể kiểm soát mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào. Ông nói: “Càng nỗ lực để có được một chút kiểm soát, hoặc chí ít là để bản thân nghĩ rằng mình đang kiểm soát được tình huống, tôi càng không muốn biết làm gì lúc đó. Khi nói đến phạt đền, bao gồm cả trong loạt đá luân lưu, với tôi, nó đơn giản lắm. Tôi đã quyết định rồi. Đây là những gì tôi sẽ làm. Tôi không quan tâm ai đá bóng. Trong một loạt đá luân lưu, tôi vẫn sẽ bay người sang trái, sang phải, rồi lại sang trái, và lại sang phải. Đó là những gì tôi sẽ làm. Vì điều đó cho tôi ý niệm rằng tôi thực sự đang kiểm soát”.

Chia sẻ của Schmeichel, với tư cách là một cầu thủ, đã cho thấy thủ môn này không tin vào kỹ thuật. Nhưng ý tưởng phổ biến hồi đó là: phạt đền là một loại ma thuật tà đạo, và để cản phá thành công, cần phải có phép thuật và sự mê tín. Thủ môn người Đan Mạch không bao giờ có ý định thay đổi tư duy. Nhưng không vấn đề gì.

Bộ Ba: Phản Ứng – Trực Giác – Tâm Lý

Hơn cả một trận chiến thể lực, Schmeichel đã nghĩ về những màn cản phạt đền như một cuộc chiến tâm lý. Một cuộc chiến vô hình để kiểm soát. Từ góc nhìn của một thủ môn, ông đã viết: “Đây là một tình huống mà bạn không thể kiểm soát được. Bạn không đặt bóng ngay tại chấm 11m. Bạn không được chạy đà. Bạn không quyết định được thời gian chuẩn bị là bao lâu. Bạn không quyết định người sút sẽ đá với chân nào. Bạn không quyết định góc độ của cách tiếp cận. Bạn không quyết định thời điểm trọng tài cất còi cho phép đá”.

Quá chí lý. Schmeichel nói rằng ông chỉ tin vào may mắn nhưng may mắn cũng là sự không chắc chắn. Mà những gì không chắc chắn sẽ là hỗn loạn. Trong tâm trí của ông, cách tiếp cận của thủ môn không phải là áp đặt trật tự lên sự hỗn loạn, mà là nắm lấy nó như một tín vật của tôn giáo Hỗn Loạn trong găng tay.

Điều này nhấn mạnh đến một trong những thay đổi quan trọng. Bóng đá, thông qua phân tích – chính xác là dữ liệu và phân tích – đang bắt đầu làm những gì mà khoa học từng làm với thiên nhiên từ nhiều thế kỷ trước – mã hóa và kiểm soát, chiếu ánh sáng vào nghệ thuật bóng tối.

Sự hỗn loạn không còn được chấp nhận trong bóng đá. Phạt đền xuất hiện thường xuyên hơn bao giờ hết. Một cầu thủ biết thủ môn có khả năng làm gì,  bởi anh ta đã xem thủ môn đó bắt phạt đền hàng nghìn lần trên video hay YouTube.

Thủ môn cũng biết ai là người có khả năng sẽ đá phạt đền, và anh ta sẽ đá như thế nào. Theo nhiều cách, kết quả của tình huống đá phạt đền đó đã được giải quyết tốt trước khi bóng thậm chí được đá.

Ở thời kỳ bóng đá hiện đại và có một sự đồng thuận chung cho đến ngày hôm nay, thủ môn đáng tin cậy nhất trước chấm 11m chính là Diego Alves của CLB Flamengo. Khi rời Valencia năm 2017, thủ thành người Brazil giữ kỷ lục cản phá phạt đền ở La Liga, với 24 lần thành công.

Alves cản cú sút phạt đền của Ronaldo, trong thời gian cả hai còn thi đấu ở La Liga.

Alves ký hợp đồng với Valencia sau khi chia tay Almeria, nơi hồ sơ của anh thậm chí còn đáng sợ hơn. Trong tổng cộng 18 lần đối mặt với penalty, anh đã cản 12 lần. Và kỷ lục 24 pha cứu thua của anh đến từ 50 tình huống phạt đền. Đó là chưa kể hai lần đối phương sút hỏng.

Alves, ở đỉnh cao của hiệu suất cản phá phạt đền, là một trường hợp hoàn hảo. Điều đáng nói là Alves không làm bất cứ điều gì đặc biệt khác so với những thủ môn khác mà anh chỉ làm những việc nhất định tốt hơn họ mà thôi.

Nói theo cách riêng anh, phạt đền là một trận chiến tâm lý giữa thủ môn và người sút. Cũng như các trận chiến tâm lý khác trong bối cảnh thể thao, bóng đá ít nói về những màn thể hiện phô trương vì nó là những điều chỉnh tinh tế theo từng tình huống. Ngộ biến tùng quyền, có thể nói như thế.

Một thủ môn gầm rú, nhảy choi choi như lên cơn ngáo đá, đạp cột dọc, đập xà ngang sẽ khiến anh ta có vẻ bất ổn hơn là uy hiếp tinh thần đối thủ. Đó là một nhận xét ranh mãnh và đúng không thể chịu được. Epictetus – Bố Già của môn triết học khắc kỷ – đã viết rằng, bất cứ ai có khả năng chọc giận bạn đều trở thành chủ nhân của bạn.

Hãy nghĩ về võ sĩ Conor McGregor – dù bạn yêu hoặc ghét anh ta – như là người truyền tải đầu tiên của món chiến tranh tâm lý trong bối cảnh một đối một của thể thao đương đại.

Võ sĩ của thể loại võ thuật MMA người Ireland đã kiếm được biệt danh “Mac Huyền Bí”, nhờ khả năng tuyên bố được kết quả của một cuộc đấu từ trước khi nó diễn ra. Sự lão luyện của Conor McGregor không chỉ do kỹ năng độc đáo, mà còn từ tư duy độc nhất của anh. 

Ước vọng đói khát để đạt đến đỉnh cao bằng mọi giá đã thấm vào mọi thứ McGregor làm. Không có cơ hội nào cả. Tất cả đều là một phần của một thiết kế. Là người thừa kế ngai vàng của Mohammad Ali, McGregor cũng thể hiện mình như một kẻ có trí tuệ sắc sảo và hoạt kê.

Giống như Ali, anh có thể tuyên bố số phút mà một cuộc chiến của anh sẽ diễn ra. Khi tuyên chiến với võ sĩ người Brazil Jose Aldo, “Mac Huyền Bí” đã chơi đòn thôi miên chết người bằng cái lưỡi của anh: “Mọi thứ sẽ kết thúc ngay trước khi ngươi biết nó. Hãy xuất hiện ở đây đúng ngày 12 tháng 12”.

Chỉ sau 13 giây chiến đấu, McGregor đánh bại Aldo – trận thua đầu tiên của võ sĩ người Brazil trong một thập kỷ, một minh chứng cho thấy thứ vũ khí mà McGregor có thể sử dụng trong đêm. Con số 12 ám ảnh đã như bóng ma kinh hoàng xâm nhập vào người bảo vệ tinh thần của Aldo.

Alves cũng như McGregor và Ali, biết sức mạnh của tâm lý học hành vi và ngôn từ ám thị. Từ tỷ lệ cản phá phạt đền thông thường từ 15% đến 20%, anh đã nâng lên mức 50%, nhờ những cuộc nói chuyện nhỏ của bản thân. Những lời lẩm nhẩm của Alves mang tính nghệ thuật bóng tối hơn là nghi thức xã giao với đối thủ.

Alves đã bốn lần đối mặt với Cristiano Ronaldo đáng gờm, nhưng đến ba lần phần thắng thuộc về thủ môn người Brazil. Alves biết việc ngăn chặn một cú sút penalty mạnh mẽ và chính xác từ siêu sao người Bồ Đào Nha là rất khó khăn. Ngay lập tức, Alves bước đến và thì thầm: “Đừng sút về bên phải của tôi”

Không chịu khuất phục trước áp lực – đó là những gì người ta thường nói về Ronaldo, tiền đạo số một lịch sử Real luôn bình tĩnh khi cần thiết. Anh đã chọn làm mọi thứ theo cách của bản thân như mọi khi. Nhưng, ma thuật nào đó khiến Ronaldo lại sút về bên phải và Alves cản được quả phạt đền.

Một phần khác trong chiến thuật lừa dối của Alves là bước di chuyển. Alves dường như thu hút những cầu thủ đá phạt đền như một matador cầm tấm vải đỏ dụ chú bò tót vậy. Để dụ một cầu thủ sẽ sút vào một bên khung thành, Alves sẽ bỏ bùa mê bằng cách di chuyển lộn xộn từ trái sang phải hoặc ngược lại.

Khi người sút chạy đà, Alves tính toán quỹ đạo đường chạy và di chuyển sang một bên tạo ra một ảo tưởng về một “điểm không thể quay trở lại” để đánh lừa đối thủ. Alves đã lệch sang trái quá lố và khó có thể bay sang bên phải để cứu bóng. Bum, bóng bay vào bên phải và Alves đã kịp thời bay người để phá bóng.

Điều ấn tượng là, trong tích tắc ấy, anh ta phải di chuyển sang hai bên, rồi lệch về một bên, tạo ra sự nghi ngờ trong tâm trí người sút. Sự nghi ngờ ấy sẽ bám lấy trí óc của người sút và khiến chủ nhân của nó sút bóng vào hướng mà Alves chọn sẵn.

Bên cạnh đòn tâm lý, sự di chuyển của Alves cũng nhằm tạo bàn đạp cho một cú bay người. Alves không bao giờ đứng mọc rễ, mà luôn ở trong một vị trí giàu năng lượng để có thể giúp anh bay vút sang hai bên, tạo cơ hội lớn nhất để cản phá được trái bóng.

Alves nhìn người sút khi anh ta làm điều này, như thể đang thả thính và kích động một dấu hiệu tâm lý tinh tế. Nếu anh ta đưa ra giả thuyết chính xác về hướng bóng sẽ bay vào lưới, điều này sẽ gợi ra phản ứng gần như vô hình trong tâm lý người sút, đôi khi nó thể hiện bằng những hành vi mỏng manh, như ánh mắt bên mép của chiếc lưỡi vừa thè ra liếm, và anh ta biết mình đặt bẫy xong.

Đây là điểm khác biệt giữa Alves với Schmeichel. Cả hai đều hiểu nguyên lý Hỗn Loạn. Nhưng thủ môn của Man Utd sẽ tìm cách ôm lấy nó, còn Alves tìm cách thao túng nó.

HLV thủ môn của Valencia, ông Jose Manuel Ochotorena cũng có công trong việc biến Alves thành “Thánh cản penalty”. Hãy nghe lời ông nói về cậu học trò cũ: “Alves là một thủ môn thống trị không gian rất tốt. Hắn có trực giác, phản xạ và khả năng kiểm soát tình huống tuyệt vời”.

Những pha cản phá của Diego Alves trên chấm 11m

Phản xạ là những hành động không tự nguyện diễn ra mà không có lệnh của não, ví dụ như cú đá vô điều kiện của bạn khi bị bác sĩ gõ búa vào đầu gối. Đây là những bước tiến hóa nội tại được hình thành để bảo vệ và điều này không thể huấn luyện. 

Nhưng phản ứng lại có thể được đào tạo, phần lớn bằng cách thực hành lặp đi lặp lại trước những nguồn kích thích khác nhau. Đó là phản ứng, hơn cả phản xạ, mà một thủ môn dựa vào. Bằng cách lặp lại các hành động, chúng trở nên gần như tự động xuất hiện theo thói quen nên dễ bị nhầm lẫn với phản xạ. Việc rút ngắn thời gian xử lý và các con đường thần kinh mới bắt đầu hình thành để tạo điều kiện cho những thay đổi này.

Mặt khác, trực giác không phải là một thứ gì đó dễ học. Trong bộ ba kỹ năng cản phạt đền gồm phản ứng, trực giác và tâm lý – cái sau cùng là dễ thực hiện nhất. Thủ thành người Argentina, Sergio Goycochea đã đi tiểu trên vạch vôi cầu môn (ngay cả khi anh ta không mót) để đem lại may mắn. Và còn rất nhiều ví dụ khác về mảng tâm lý để chúng ta nghiên cứu.

World Cup dường như là mảnh đất kỳ diệu cho loạt luân lưu. Hãy nhìn vào màn biểu diễn của thủ môn Đức Jens Lehmann khi đọc các mẹo đá phạt đền từ một mẩu giấy trong loạt đá luân lưu tứ kết năm 2006 với Argentina. Mẩu giấy đó có cuộc sống riêng của nó sau giải đấu và thậm chí được thần thoại hóa. Nó từng được bán cho một doanh nhân với giá 1 triệu euro và hiện ở trong một bảo tàng.

Điều gì về mảnh giấy này đã thu hút khán giả và khiến những người sút 11m bị hoang mang? Không ai thực sự biết sức mạnh của nó nằm ở đâu, và chúng ta không phát triển một chuyên luận về sức mạnh của những điều chưa biết. Thật dễ dàng để tưởng tượng một hiệu ứng đáng lo ngại mà nó mang lại cho người sút và nó đã hoạt động hiệu quả.

Không có gì có thể được viết trên đó mà Lehmann có thể nhớ từ phân tích trước trận đấu. Khi lâm trận, một cầu thủ hoặc một thành viên ban huấn luyện không thể chạy bộ nhớ của họ để tạo ra những gì trên mảnh giấy đó. Kiến thức này được thể hiện như một tấm bùa hộ mệnh, một cột thu lôi hớp hồn tất cả đối thủ và khiến họ hoang mang, đánh mất sự tỉnh táo và mạnh mẽ.

Nội dung của nó rõ ràng là kiến thức được chắt lọc về cú phạt đền từ trước đến giờ, về việc ai sẽ đá phạt đền tiếp theo và hướng sút của đối thủ có khả năng đi theo hướng nào… Đó là những thứ mà tâm trí chúng ta nghĩ ra trong khi không được đọc thực sự mảnh giấy được viết gì.

Các đối thủ đối mặt Lehmann từ chấm 11 mét đã bối rối. Tất nhiên, rốt cuộc, đó chỉ là một ghi chú vội vàng, hầu như không đọc được, viết nguệch ngoạc lên một trang giấy xé ra từ một quyển sách hướng dẫn tại một khách sạn.

Mẩu giấy mà thủ thành Lehmann nhận được từ ban huấn luyện tuyển Đức. 

Juan Roman Riquelme đã có một giả thuyết về mảnh giấy này: “Chẳng có cái gì sất trên đó. Việc đọc bí quyết chỉ nhằm trì hoãn các cú 11m lâu được thực hiện hơn và làm dao động các chân sút của Argentina rằng Lehmann đã biết hướng sút. Anh ta rất sắc sảo trong cách cố gắng cản các cú sút của chúng tôi. Nhưng dù sao, Đức đã thắng chúng tôi với tỷ số loạt luân lưu 11m là 4-2”.

Trên thực tế, Lehmann đã ghi chú vào sáng hôm đó, viết ra tên của bảy cầu thủ Argentina – chỉ hai trong số họ đá phạt đền – và hướng mà anh ta nghĩ rằng họ sẽ sút. Anh đã cản được quả phạt đền của Roberto Ayala và cũng đoán đúng hướng sút phạt đền của Maxi Rodriguez.

Nhưng điều gì đem đến thành quả đó? Phân tích dẫn đến quyết định bay người phá bóng hay ảnh hưởng của tờ giấy nhàu nhĩ đó tới tâm lý các chân sút Argentina? Có lẽ Riquelme thực sự đã tiến gần với sự thật của vụ “tờ giấy bí kíp” này hơn cả.

Louis van Gaal là HLV tiên phong trong bóng đá. Chiến thuật đột phá của ông là một trong những dấu hiệu chính trên hành trình đổi mới của bóng đá Hà Lan. Không có gì đáng ngạc nhiên, ông biết làm thế nào để đưa ra những lời sấm truyền trong những khoảnh khắc quan trọng. Đó là niềm tin tự huyền thoại của chiến lược gia có biệt danh là “Đoá uất kim hương thép” này. Ông đã hiển lộ khả năng đó khi Hà Lan vào loạt luân lưu với Costa Rica, một khoảnh khắc quan trọng của “Cơn lốc Cam” tại World Cup 2014.

Với phần thưởng là trận bán kết ở trước mặt, Hà Lan rất muốn vượt qua Costa Rica nhanh chóng để bảo toàn sức lực. Nhưng trận đấu đã kết thúc với tỷ số 0-0 sau 120 phút so tài. Họ phải bước vào màn luân lưu với một đối thủ có thủ môn chơi cực hay ở World Cup năm đó: Keylor Navas.

Tuy nhiên, Van Gaal đã tung ra một đòn chiến thuật độc lạ. Ông thay thủ môn chính Jasper Cillessen bằng Tim Krul – người gác đền của Newcastle khi đó – vào đúng phút 120. Krul giỏi bắt phạt đền chăng? Không, anh chỉ cản được hai trong 20 quả phạt đền khi thi đấu ở Ngoại hạng Anh.

Dụng ý của Van Gaal là gì? Cựu cầu thủ Anh Gary Lineker cho biết, đặc điểm của HLV người Hà Lan là luôn SỐNG hoặc CHẾT với quyết định của ông. Cựu tiền đạo người Anh không sai. Krul đã dùng tiểu xảo tâm lý chiến để nhiếp hồn đối thủ. Anh tiếp cận từng cầu thủ Costa Rica để gầm gừ, bất chấp tiếng la ó của các CĐV Trung Mỹ.

Với thân hình bặm trợn, vạm vỡ, Krul vung tay, vung chân, đập xà ngang như thể cái khung thành này bé như hang chuột với anh vậy. Hiệu quả tức thì. Krul đẩy được quả phạt đền thứ hai và thứ tư, giúp Hà Lan đi tiếp. Anh ăn mừng một cách thái quá và trong khoảnh khắc đó, Krul là kẻ đáng ghét nhất nhưng cũng đáng yêu nhất trên sân. Phạt đền luôn đem đến cảm giác tàn nhẫn cho một đội.

Van Gaal ắt đã tính đến khả năng này. Krul đoán đúng về từng quả phạt đền được thực hiện, cho thấy anh đã nghiên cứu sâu về nó. Tuy nhiên, Krul còn làm thêm những chiêu trò tâm lý với những hành vi dọa dẫm trong khung thành, và lẩm bẩm những thứ khiến các cầu thủ Costa Rica nghĩ rằng anh đã biết hướng sút của họ.

Những thủ môn này, nhờ sự thành công được tích lũy theo số phút thi đấu cũng của họ, cũng đã phát triển một khía cạnh tâm lý hiếm có, đó là danh tiếng. Chỉ một số ít thủ môn trên thế giới mà danh tiếng của họ khiến các chân sút hễ nghe thấy là e dè, hễ đối mặt là lo sợ. Cũng như các chân sút lừng danh chuyên ghi bàn, những tay thủ môn như thế cũng là huyền thoại vĩnh cửu.

Màn Cân Não

Một số cầu thủ thưởng thức cơ hội sút phạt đền, nhưng một số người khác lại không. Giống thủ môn, có những kỹ thuật để quản lý điều này, những câu thần chú để trấn an cầu thủ, những tục kiêng cữ mê tín buộc phải tuân theo. Việc tín nhiệm những cầu thủ giỏi sút phạt đền trong nhận thức con người là rất dễ hiểu.

Không ai có thể từ chối một cầu thủ sút phạt đền có tới 75% cơ hội thành công. Việc ghi một bàn thắng đơn lẻ trong bóng đá – một trò chơi có điểm thấp so với bóng rổ hay bóng chuyền – thường đem lại sự khác biệt giữa thắng và thua. Chính vì thế, người sút phạt đền thường bị áp lực rất lớn, kể cả khi anh ta thích trò cân não này.

Muốn thắng đòi hỏi việc phân tích dữ liệu, nguồn cung cấp các bản đồ nhiệt biểu thị thói quen di chuyển của thủ môn, cách chạy đà của người sút, hướng bay người ưa thích, góc sút ưa thích, các vị trí bóng vào lưới… Tất cả dựng nên một hướng dẫn sơ bộ để người sút và thủ môn giành phần thắng.

Rất nhiều người thực hiện quả phạt đền tuyệt vời và có vẻ nghịch lý khi những chân sút này lại thường sút vào khu vực có tỷ lệ thành công ở mức trung bình. Khả năng chọn vị trí đó cũng là thứ gì đó cao siêu, và nó cũng giống như trực giác của thủ môn, khả năng này có xu hướng trở thành thứ mà cầu thủ có hoặc không có.

Đối với số đông không có khả năng này, việc chọn đúng vị trí là rất quan trọng. Tương tự cách chúng ta sẽ tiếp cận mua cổ phiếu trong một công ty trên sàn chứng khoán, việc chọn hướng sút bóng của cầu thủ đá phạt đền cũng bị yếu tố rủi ro và liều lĩnh chi phối. Liều ăn nhiều, còn hệ số an toàn càng cao thì phần thưởng càng ít, hoặc không có gì.

Hầu hết các cú sút trúng đích cao từ một phần ba chiều cao cột dọc trở lên sẽ nằm ngoài khả năng cản phá của thủ môn. Các cầu thủ Brazil rất thích dứt điểm vào góc cao, góc chữ A, những vị trí có tỉ lệ rủi ro bay ra ngoài cao, nhưng hễ trúng đích là có bàn thắng. Đá vào giữa khung thành thì giảm thiểu tỷ lệ bay ra ngoài, nhưng tăng tối đa khả năng bị cản phá.

Do vô số các biến số, đặc biệt là đánh giá tỷ lệ chuyển đổi, rất khó để nói chính xác xem ai là người sút phạt đền giỏi nhất. Ví dụ khi so sánh chuyên gia sút phạt đền Robert Lewandowski với Alfred Finnbogason, chúng ta sẽ thấy ngay sự bối rối để chọn một người sút tốt hơn. Nhưng thôi, hãy nói về trường hợp của cựu cầu thủ Matthew Le Tissier.

Le Tissier trong một pha đá phạt đền. 

Cho đến khi nghỉ hưu, biểu tượng của Southampton đã thực hiện 49 quả phạt đền cho “The Saints”, và đem về 48 bàn thắng. Pha đá hỏng duy nhất là khi đối mặt với thủ môn Mark Crossley của Nottingham Forest. Không có điều gì kịch tính bằng việc một chuyên gia penalty lại đá hỏng phạt đền. Nó giày vò, ám ảnh Le Tissier suốt trận đấu đó, cho đến khi ông ghi bàn từ một cú sút xa.

Làm thế nào mà tiền vệ tấn công sinh ra ở Guernsey này phát triển hoàn hảo kỹ năng đá 11m như vậy? Đơn giản. Le Tissier rất thích đá phạt đền và tập luyện nó hàng ngày bằng việc cá cược với các thủ môn trẻ. Ông kể: “Tôi rủ đám thủ môn trẻ tham gia màn đá 11m. Họ bắt, tôi sút. Hễ một quả phạt đền bị cản phá, tôi sẽ trả họ 1 bảng. Còn nếu vào lưới, tôi chỉ lấy 1 xu. Khả năng làm giàu không khó khiến thủ môn hăng hái trổ tài bắt bóng. Càng như thế, tôi càng rèn giũa được kỹ năng sút phạt đền của mình”.

Le Tissier biết ông là người chuyên đá phạt đền nên không ngừng luyện tập. Sau khi chắt lọc những suy nghĩ của Aristotle, sử gia – triết gia người Mỹ Will Durant đã viết nên một bài luận triết học, trong đó có những câu như dành để ca ngợi Le Tissier về sau: “Chúng ta sẽ trở thành những gì mà chúng lặp đi lặp lại. Sự xuất sắc, không phải là kết quả của một hành động, mà là của một thói quen”.

Học Tập

Nếu bị buộc phải chọn một người để đá phạt đền cho đội của mình ngay hôm nay, nhiều người hâm mộ có thể sẽ chọn Lewandowski. Có những cầu thủ sở hữu tỷ lệ đá phạt đền thành công cao hơn tiền đạo của Bayern Munich- dù không nhiều, nhưng hiếm ai duy trì thành tích ghi bàn đạt tỷ lệ trên 90% trong hơn 25 quả phạt đền.

Có một số cầu thủ sút penalty tốt khác như Sebastian Haller, Bas Dost, Harry Kane và Paulo Dybala đang trên đường tiệm cận cấp độ của Lewandowski, trong khi một số ít chân sút khác đã gần kết thúc sự nghiệp của họ như Giampaolo Pazzini, Ryad Boudebouz, Luka Milivojevic và Mark Noble.

Điều gì đã đánh dấu kỷ lục đá phạt đền của Lewandowski? Đó là tỷ lệ thành công 92%, với 33 trong 36 quả phạt đền đem lại bàn thắng. Hãy so sánh với tỷ lệ 84% của Cristiano Ronaldo, người sút 82 quả phạt đền thành công sau 98 lần thực hiện. So sánh này cho thấy sự nhất quán tuyệt đối của họ.

Nhiều người trong số những chân sút phạt đền đã nêu tên ở trên thực sự là những Thần chết trên chấm 11m nhưng họ không hoàn toàn là điểm tựa để bạn yên tâm 100% khi xuống tiền đặt cược. Họ sút phạt đền rất tốt, rồi bỗng dưng đá hỏng một lần, rồi hai lần, thậm chí nhiều hơn thế. Bạn còn nhớ Paul Pogba ở đầu mùa giải chứ?

Việc Lewandowski ở đầu danh sách chuyên gia đá phạt đền có thể là một bất ngờ. Anh là một tài năng lớn ở Bayern suốt sáu năm qua – một tiền đạo thực thụ với tất cả các thuộc tính, phẩm chất vật lý và kỹ thuật.

Nhưng phạt đền là một lĩnh vực khác. Andrea Belotti của Torino hoặc Gonzalo Higuain của Juventus cũng có nhiều phẩm chất của Lewandowski. Họ đều có thể dẫn dắt lối chơi, có thể ghi bàn nhưng cả hai đều là hai chân sút penalty kém nhất châu Âu, với tỷ lệ chính xác là 65% và 70%, tương ứng với 20 và 23 quả phạt đền.

“Tất cả đều nằm ở tâm lý”, Lewandowski khẳng định. Một lần nữa, yếu tố này lại làm bùng lên sự tự tin. Cỗ máy ghi bàn người Ba Lan thường chọn phía để sút phạt đền khi loạt penalty diễn ra. Một phần là để nhìn rõ thủ môn và một phần do trực giác thúc đẩy. Nhưng cũng có khi anh chọn phía ngay từ trước trận, mặc kệ những gì có thể xảy ra.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Deutsche Welle, Lewandowski nêu cao lợi ích của một tinh thần dũng cảm để duy trì sự tập trung và bình tĩnh khi đối mặt với áp lực quá lớn. Phải có tinh thần dũng cảm mới kiểm soát được dòng chảy hỗn loạn thông qua thái độ bên ngoài và ngôn ngữ cơ thể của bạn. Đừng bao giờ quay lưng về phía thủ môn, đừng bao giờ chạy đà ngay khi trọng tài cất còi cho phép đá penalty. Nếu một cầu thủ mắc một trong hai lỗi trên hoặc mắc cả hai, thủ môn sẽ có lợi thế.

Giữa Lewandowski và Cristiano Ronaldo có điểm chung – cũng như Max Kruse và Alfred Finnbogason có điểm chung là vẫn chưa bỏ lỡ quả phạt đền nào – là cách tiếp cận so le. Thay đổi từ điểm dừng bắt đầu đến khả năng tăng tốc không đồng đều, kỹ thuật này đều được Lewandowski và Ronaldo thực hiện, để tăng cơ hội thành công cho mình.

Đầu tiên, nó cho người sút phạt đền một giây để phân tích vị trí mà thủ môn có vẻ sẽ di chuyển đến. Một cái gót chân nhón lên, chân đặt trụ bên trái hay bên phải… là những dấu hiệu hữu ích với những con mắt sắc bén và một quyết định đúng được đưa ra. Giống Le Tissier, Lewandowski và Ronaldo rất giỏi trong những thay đổi vào phút cuối. Thứ hai, nó là một ảo ảnh để nhử thủ môn di chuyển khỏi vạch gôn. Hành động của người sút sẽ như chuẩn bị sút bóng nhưng không phải thế nhằm kéo thủ môn di chuyển lên. Nếu thủ môn không di chuyển theo ý muốn, thì ảo ảnh mà người sút tạo ra cũng khiến thủ môn bị rối trí, và đó là cơ hội để sút.

Đây là bộ kỹ năng sút phạt đền của Lewandowski và Ronaldo, với những chuyển động và cách tiếp cận khá độc đáo. Nhưng cũng có một số quy tắc nhất định, như được điều chỉnh bởi dữ liệu thống kê, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến những gì một chuyên gia đá phạt đền sẽ hành động như đã nói ở trên.

Một cầu thủ đá phạt đền có nhiều khả năng ghi bàn bằng cách sút bóng bằng chân thuận của anh ta. Như Le Tissier nói, một cầu thủ thuận chân phải thường đá bóng sang bên trái khung thành, và ngược lại. Sút bóng bằng chân thuận đem lại tỷ lệ thành công là 77%, so với 70% khi sút bằng chân nghịch.

Những con số này, vốn được tìm ra qua nghiên cứu định lượng trên diện rộng, bỏ qua các yếu tố tinh tế hơn như sức mạnh của cánh tay của thủ môn (tay phải so với tay trái). Kiến thức về điều này có thể mang lại cho cầu thủ tỷ lệ sút phạt đền thành công hơn, đặc biệt khi sút về hai bên khung thành.

Kể cả khi thủ môn chọn hướng chính xác, 70% số lượng phạt đền vẫn thành công khi được sút về phía tay yếu hơn của thủ môn. Đối với thủ môn thuận tay phải, không gian vàng chính là phần bên phải của khung thành từ góc nhìn của người sút phạt đền. Còn khi bóng được sút về phía tay thuận của thủ môn, cộng thêm yếu tố đổ người đúng hướng, tỷ lệ thành công chỉ ở mức 55,2%.

Đây là điều tốt lành cho những cầu thủ thuận chân phải đối mặt với một thủ môn thuận tay phải (phần lớn là như thế). Ở cấp độ cao hơn, khi đối mặt với các thủ môn thuộc hạng thượng thừa – những thủ môn có nhiều khả năng bay người đúng hướng, người sút sẽ mất gần hết lợi thế nếu sút về hướng mạnh của thủ môn.

Memphis Depay của Lyon nổi tiếng với những bàn thắng ghi từ chấm 11m. Đó là những cú sút phạt tài tử, thường xuất hiện khi người ta chơi bóng để giải trí. Sút phạt đền kiểu Panenka, loại kỹ thuật sút được đặt theo tên của cầu thủ người Czech Antonin Panenka – cầu thủ giới thiệu kỹ thuật đó với thế giới.

Cú đá huyền thoại của Panenka.

Rất lãng tử và tinh tế. Một pha chạy đà chậm rồi tiếp đến một cú sục bóng bay với tốc độ không cao vào lưới trống trong ánh mắt bất lực của thủ môn, người đã bị lỡ trớn hoặc đổ người lố. Kiểu đá phạt đền này là thứ muối mặn chát xát vào vết thương đang rỉ máu.

Phong cách độc đáo của Panenka đã đến với thế giới sau khi danh thủ này thực hiện nó thành công tại vòng chung kết Euro 1976 trong màu áo đội tuyển Tiệp Khắc. Đó là sự lãng mạn thuần khiết, đậm chất thơ thuần túy và một thứ cân não tinh thần nguyên chất. Đó là lý do tại sao nó mê hoặc được nhiều cầu thủ sút phạt đền kiểu này và đã hứng chịu thất bại, phải muối mặt với đời. Depay là một cầu thủ thú vị, bùng nổ và khôn lanh với tính cách hồ hởi thể hiện trong các pha đá penalty của anh.

Thành tích sút thành công tám trên 14 quả phạt đền của Depay chỉ đạt tỷ lệ thành công là 57%. Khá tồi tệ trên mặt bằng bóng đá châu Âu nhưng nó biến anh trở thành một ví dụ nghiên cứu cho việc đưa ra kết luận: “Khi đá phạt đền, cầu thủ phải tuyệt đối nghiêm túc”.

Không phải tất cả cú đá phạt đền của Depay đều là thuộc dạng Panenka, nhưng những sai sót của anh ta nổi bật là thiếu sự nhất quán trong cách tiếp cận và thực hiện quả đá phạt đền. Nó dường như thiên về cảm xúc và tính cách lập dị của cầu thủ chạy cánh người Hà Lan.

Dù vậy, Depay không phải hoàn toàn xấu ở tất cả tình huống dàn xếp đá phạt. Với thành tích sút phạt tuyệt vời khi còn là cầu thủ trẻ ở PSV, anh vẫn cứ ghi nhiều bàn thắng ngoạn mục bằng những cú sút xa đáng nhớ. Ngoài Depay, những Dimitri Payet, Paul Pogba, Yohan Cabaye và Antoine Griezmann cũng nằm trong số những người đá penalty tồi tệ nhất ở châu Âu.

Toán Học

Do có nhiều biến số, đá phạt đền trong bóng đá đã trở thành chủ đề hấp dẫn của môn nghiên cứu học thuật vào lý thuyết trò chơi. Lý thuyết trò chơi là cách tối ưu về mặt toán học để các tác nhân trong trò chơi hành động hợp lý. Nó xem xét vấn đề những người tham gia muốn tối ưu hóa kết quả của họ và vấn đề các quyết định tối ưu phụ thuộc vào hành động của những người chơi khác. Kết quả là lý thuyết trò chơi ánh xạ hành vi phức tạp của con người với mục tiêu hiểu và dự đoán nó.

Lý thuyết trò chơi trong bóng đá đã đa phần được tìm thấy đó là chiến lược thuần túy – theo đó một cầu thủ sẽ luôn sút về phía họ ưa thích – chứ không phải là chiến lược tối ưu, đơn giản bởi vì các thủ môn sẽ dự đoán được nó. Việc áp dụng chiến lược hỗn hợp – chọn các điểm khác nhau trong khung thành – mới là tối ưu. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó dẫn đến một câu hỏi lớn hơn: Làm thế nào để điều này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự thành công của cầu thủ khi sút phạt đền? Hoặc một câu hỏi kỳ lạ hơn: Phạt đền, về tổng thể, là nô lệ cho các quy tắc giống như hệ thống kinh tế và xu hướng sử dụng vũ khí hạt nhân không?

Trong loạt sút luân lưu, luôn có một người chiến thắng và một người thua cuộc. Quả bóng đi vào lưới hoặc không, và do đó, một đội tăng điểm là một đội khác mất điểm. Đây là một trò chơi có tổng bằng không. Một giả thuyết đã được áp dụng cho các loạt đá luân lưu là Cân Bằng Nash, được tạo ra bởi nhà toán học John Nash.

Lý thuyết của Nash đã được sử dụng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô (cũ) – mỗi bên dự tính vũ khí hạt nhân của riêng họ. Nhiều người nói nó đã giúp cứu thế giới.

Một giải pháp được đề xuất cho một trò chơi không có tính hợp tác và lý thuyết Cân Bằng Nash đã được nghiên cứu rộng rãi trong các cú đá phạt đền bởi nhà kinh tế học Tây Ban Nha Ignacio Palacios-Huerta, người cũng đóng vai trò Trưởng bộ phận nhận diện tài năng của CLB Athletic Bilbao.

Phạt đền, với người sút và người cản phá đều sử dụng chiến lược hỗn hợp và mỗi bên đều tùy thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài, thực sự tuân theo trạng thái cân bằng Nash, cho thấy rằng những thứ vốn không thể đoán trước được thực sự rất dễ đoán trong một khoảnh khắc nào đó.

Cũng như trò chơi “Oẳn tù tì – ra nắm đấm, giấy và kéo hoặc dùi” các quả phạt đền nên được tiếp cận bằng cách sử dụng chiến lược hỗn hợp. Cả đá phạt đền lẫn trò “Oẳn tù tì” có rất nhiều điểm chung. Palacios-Huerta đã không đi tìm cách giải quyết câu đố về quả phạt đền, dù ông là một người hâm mộ cuồng nhiệt. Thay vào đó, ông chọn phạt đền là cách minh họa cho trạng thái cân bằng Nash bằng cách sử dụng dữ liệu tự nhiên theo cách phân tích khoa học hơn thứ đang diễn ra ngoài sân cỏ.

Giới hạn trong ba lựa chọn hành động: đổ người sang trái, đổ người sang phải và đứng yên giữa khung thành, thủ môn đang làm việc trong các thông số thiết lập. Khi bước lên để thực hiện một quả phạt đền, người sút nhận thức được ba hành động hữu hạn này của thủ môn.

Palacios-Huerta nhận thấy rằng, lý tưởng nhất là người sút nên dành 61,5% lựa chọn để sút bằng chân thuận của mình và dành 38,5% lựa chọn để sút bằng chân nghịch. Trong thực tế, điều này chính xác với xu hướng của cầu thủ đá phạt đền, ở mức 60% và 40%. Còn thủ môn nên dành 58% ưu tiên bay về hướng tay thuận, và con số thực tế là 57,7%.

Sử dụng lý thuyết trò chơi là để tối ưu hóa, do đó nó trở nên phổ biến trong nghiên cứu thị trường và kinh doanh. Đối với các quả phạt đền, Palacios-Huerta cho thấy rõ ràng rằng cách tiếp cận tốt nhất là thay đổi cách di chuyển của bạn một cách khó lường và theo tỷ lệ sao cho xác suất chiến thắng của bạn là như nhau cho mỗi lần di chuyển.

Bằng cách phân tích 9.017 tình huống phạt đền ở các quốc gia khác nhau từ năm 1995 đến 2012, ông thấy rằng 60% được đá sang bên phải, và 40% đá sang bên trái và điều này được cân bằng, vì người chơi có nhiều khả năng tận dụng chân mạnh của họ (phổ biến nhất thuận chân phải ). Nghiên cứu của Palacios-Huerta xác nhận rằng: “Theo lý thuyết của ngài Nash, những cú đá phạt đền sang bên trái cũng đạt tỷ lệ thành công cao như những cú đá sang bên phải, tần suất vào khoảng 80%. Dù lý thuyết trò chơi không nói cho cầu thủ biết nên sút theo hướng nào, nó làm nổi bật sức mạnh của sự khó lường trong hình thức phạt đền”.

Bên cạnh công việc ở Bilbao, ông cũng đã làm cố vấn cho Chelsea, Portsmouth, Barcelona và cả đội tuyển Anh và Hà Lan. Vậy liệu các đội bóng này có hưởng lợi từ lời khuyên của Palacios-Huerta? Chelsea đã áp dụng phân tích của ông trong loạt phạt đền trong trận chung kết Champions League 2008 với Man Utd. Nhưng Nicolas Anelka đã khiến họ ôm hận khi thất bại trước thủ thành Van Der Sar.

Tuy nhiên, việc sử dụng lý thuyết trò chơi cũng có giới hạn vì nó yêu cầu cả người sút và người cản phạt đền phải thực hiện hoàn hảo, điều hiếm khi xuất hiện trong thực tế. Nhìn qua lăng kính của lý thuyết trò chơi cũng cho thấy sự tỏa sáng của những cầu thủ luôn được thống kê hiệu suất cao.

Như Stefan Szymanski và Simon Kuper đã viết trong cuốn Soccernomics rằng: “Không bao giờ có chuyện các cầu thủ ngồi ở nhà để nắm bắt được chiến lược hỗn hợp. Thay vào đó, chỉ những cầu thủ giỏi nhất, giàu trực giác nhất mới nắm bắt sự thật của lý thuyết và có thể thực hiện nó”.

Vì vậy, sau tất cả, cái gì là chiến lược tốt nhất?

Chiến Lược Tối Ưu

Vượt qua các số liệu thống kê cơ bản, để trở thành một chuyên gia đá phạt đền hoặc một chuyên gia cản phá phạt đền đòi hỏi một sự nhất quán. Tính nhất quán, nếu chúng ta lắng nghe lời khuyên từ những người giỏi nhất, chủ yếu đến tâm lý. Điều này có thể được nói rất nhiều trong bóng đá, nhưng số lượng biến số trong một quả phạt đền càng ít càng làm tăng tầm quan trọng của các yếu tố cá nhân như sự tự tin, thời khắc ra quyết định, tâm lý trước khi đá. Và với thủ môn là việc phá vỡ những thứ trên.

Một số chiến lược đã được thực hiện, nhưng không phải theo cách trở thành một thứ đa năng, phù hợp với tất cả yêu cầu. Nếu là người sút phạt đền, hãy ưu tiên cho việc sử dụng chân thuận, chân sở trường. Và nếu đủ tự tin, thì chuyển sang chân nghịch để tăng độ khó cho thủ môn. Cốt lõi của việc này là khai thác điểm yếu của thủ môn.

Thủ môn dường như nắm thế chủ động trong cuộc chiến tâm lý, do đó, đây là lý do ngày càng có nhiều quả phạt đền bị cản phá. Người sút cần có sự dũng cảm và tự tin, nhưng thủ môn lại có hàng kho mánh khoé và nghệ thuật hắc ám để sử dụng.

Và cuối cùng, người sút sẽ ra quyết định xử lý quả phạt đền còn thủ môn phản ứng lại quyết định đó. Nếu thủ môn đọc được vị của đối thủ, khống chế được đầu óc của đối thủ hay khiến đối thủ mất tinh thần, anh ta sẽ có cơ hội để cản phá cú phạt đền.

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet