5 điều rút ra sau trận Hà Nội thắng TP HCM

Khi TP HCM tranh Siêu Cup quốc gia với Hà Nội hôm qua 1/3, Công Phượng ghi bàn trận thứ ba liên tiếp, còn Bùi Tiến Dũng lần thứ ba mắc lỗi dẫn tới bàn thua.

Công Phượng mừng bàn thắng vào lưới TP HCM ở sân Thống Nhất. Ảnh: Đức Đồng.

Công Phượng mừng bàn thắng vào lưới TP HCM ở sân Thống Nhất. Ảnh: Đức Đồng.

Công Phượng như cá gặp nước. Tiền đạo mới trở về từ châu Âu ra sân ba trận đều có tính chất rất quan trọng, mỗi trận ghi một bàn, theo các phương thức khác nhau. Có đánh đầu, sút xa và xử lý không gian nhỏ. Đó là chưa kể tới hai pha kiến tạo cho đồng đội. Khởi đầu của Công Phượng trong màu áo CLB TP HCM có thể nói là hoàn hảo.

Phong độ ấy khẳng định Công Phượng là một tài năng, và điều anh cần nhất lúc này là được vào sân thường xuyên, chứ không phải học tập, trải nghiệm hay… kiếm tiền. Nếu cứ giữ phong độ này và đá ở Việt Nam, chắc chắn tiền sẽ không thiếu và niềm vui chơi bóng sẽ nhân lên hàng tuần cho Công Phượng. 

Công Phượng ghi siêu phẩm

Bàn mở tỷ số của Công Phượng trong trận Siêu Cup Việt Nam hôm 1/3. 

Tuy nhiên, có thể thấy Công Phượng tỏa sáng rất nhanh vì anh được giải phóng hoàn toàn khỏi những áp lực vốn có. Trong trận tranh Siêu Cup, ngay phút thứ 9, tình huống lẽ ra có thể sút được, Công Phượng cố gắng dắt bóng xông vào vòng cấm và bị cản lại bởi ba hậu vệ trước mắt. Đấy là cách chơi cũ. Nhưng sau đó, ở tình huống ghi bàn, Công Phượng sút từ khoảng cách lên đến 30 mét. Anh quyết định chớp nhoáng, tận dụng tối đa một cơ hội từ pha phản công, thay vì “ôm” bóng để rê dắt đến sát cầu môn. Sự thay đổi đó rất đáng kể. Công Phượng không đóng vai ngôi sao, không phải cố để tạo ra những pha bóng gây trầm trồ. Cả ba bàn thắng của Công Phượng trong màu ào TP HCM đều được thực hiện nhanh nhất, đơn giản nhất có thể.

Bùi Tiến Dũng tiếp tục sa sút. Trái ngược hoàn toàn với Công Phượng, thủ môn Bùi Tiến Dũng đều mắc lỗi trong ba trận gần nhất mà anh được bắt chính. Đó là các trận đấu với Triều Tiên ở giải U23 châu Á hồi tháng 1, trận đấu của TP HCM tại AFC Cup và hôm qua là trận Siêu Cup Việt Nam.

Pape Omar trừng phạt sai lầm của Tiến Dũng

Bùi Tiến Dũng mắc lỗi trong bàn thua của TP HCM ở trận Siêu Cup Việt Nam hôm 1/3. 

Một lần thì kém may, nhưng cứ được trao cơ hội thì mắc ngay sai sót, nếu không phải vì vấn đề tâm lý, thì phong độ của Bùi Tiến Dũng rõ ràng đang lao dốc không phanh. Cả HLV Park Hang-seo lẫn Chung Hae-seong đều có thiện cảm với Tiến Dũng. Bản thân anh cũng phải tập luyện tốt như thế nào thì hai HLV người Hàn Quốc mới để anh vào sân, nhằm tạo lại sự tự tin cho anh. Nhưng các yếu tố tâm lý ấy đều sẽ không có nhiều ý nghĩa, nếu kỹ năng thi đấu của Tiến Dũng không tiến bộ. Những pha mắc lỗi của Tiến Dũng đều có điểm chung: đó là không có phương án thứ hai khi bắt bóng, nên hoặc bóng bật tay vào lưới, hoặc là đi ngược lại khu cấm địa, khiến nguy hiểm tăng thêm. Đấy là lỗi về kỹ thuật.

Tiến Dũng dũng cảm để đối diện với chỉ trích, vẫn tự tin ra sân để đáp lại lòng tin của các ông thầy. Nhưng có lẽ việc cố gắng để Tiến Dũng bắt chính hiện nay đang phản tác dụng, nếu anh không hoàn thiện kỹ năng bắt bóng. Các yếu tố về kỹ thuật cá nhân chỉ thay đổi thông qua rèn luyện, học hỏi chứ không phải càng thi đấu thì càng giỏi. Lúc này, đặt vào tay Bùi Tiến Dũng chiếc áo số 1 bất kỳ ở đâu cũng sẽ tai hại cho cả anh lẫn người tin anh.

Dấu hỏi về năng lực của TP HCM. Ba lần gặp nhau gần nhất, về lý thuyết, đó đều là những thời điểm đội chủ sân Thống Nhất có phong độ tốt nhất. Nhưng họ đều không thể thắng Hà Nội. Trận Siêu Cup diễn ra đầu mùa giải, chưa phản ánh được con đường của mỗi bên tại V-League sắp khai mạc. Tuy nhiên, xét trong một trận đấu cụ thể, Hà Nội vẫn nhỉnh hơn cả về bản lĩnh lẫn trình độ chơi bóng.

TP HCM chưa cho thấy đột biến về chất lượng, bất chấp được tăng cường mạnh trong kỳ chuyển nhượng. Ảnh: Đức Đồng.

TP HCM chưa cho thấy đột biến về chất lượng, bất chấp được tăng cường mạnh trong kỳ chuyển nhượng. Ảnh: Đức Đồng.

Vấn đề lớn nhất của TP HCM vẫn là con người. Ngoại binh của họ không nổi bật, cầu thủ trong nước thì chất lượng không hơn các đội khác. Mùa này, TP HCM đá ở ba đấu trường – V-League, Cup Quốc gia và AFC Cup, nên sẽ phải xoay tua đội hình, nhưng ghế dự bị của họ không đủ người. Sau thương vụ mang nặng tính PR với Lee Nguyễn, xét về thực lực, TP HCM không tiến bộ so với mùa trước. Công Phượng đang chơi hay, nhưng anh càng trở nên quan trọng, thì TP HCM càng lo, bởi hợp đồng đó chỉ kéo dài đến tháng Bảy. Những tân binh khác trong kỳ chuyển nhượng vừa qua như Võ Huy Toàn, Lê Đức Lương hoặc ngay cả thủ môn Bùi Tiến Dũng có lẽ đều đã đi qua lúc đỉnh cao của mình.

Hà Nội vẫn vô đối? Vẫn dựa trên những cầu thủ quen thuộc, chơi thứ bóng đá thong dong, kiểm soát tốt thế trận từ đầu, nhà vô địch Việt Nam hầu như chẳng phải sáng tạo ra điều gì mới mẻ. Nhưng trận tranh Siêu Cup cho thấy, Hà Nội vẫn đủ sức khuất phục đối phương.

Mùa này Hà Nội không đá quốc tế. Điều đó càng khiến cho ngôi vô địch mà họ đang nắm giữ càng khó bị lật đổ trong bối cảnh ngoài TP HCM, hầu như chẳng còn đội nào đặt tham vọng vô địch V-League.

Hà Nội vẫn cho thấy sức mạnh đáng nể về chất lượng chiều sâu nhân sự lẫn lối chơi. Ảnh: Đức Đồng.

Hà Nội vẫn cho thấy sức mạnh đáng nể về chất lượng chiều sâu nhân sự lẫn lối chơi. Ảnh: Đức Đồng.

Con người không mới, mục tiêu không nhiều, khát vọng có lẽ cũng chẳng cao hơn trước, trong khi vẫn gần như “bất khả chiến bại”, việc Hà Nội “dậm chân tại chỗ” như vậy là điều không tích cực cho đội tuyển quốc gia vốn đang lấy họ làm nòng cốt.

Sự bất lực của TP HCM ở trận siêu Cup cũng báo hiệu một mùa V-League không có nhiều thay đổi ở cuộc đua vô địch. Hiện tại, sau TP HCM, chỉ có Viettel là đội được đánh giá có thể thay đổi cán cân quyền lực. Đội bóng này vừa mua thêm một số cầu thủ từ “lò” Nghệ An như Hồ Khắc Ngọc, Trần Nguyên Mạnh để có phiên bản “SLNA 2.0” tại V-League 2020.

Tháng 3 khó khăn của thầy Park. Chấn thương của trung vệ Duy Mạnh có thể khiến HLV Park Hang-seo “ngồi trên lửa”. Đang trong tình trạng “hạn chế di chuyển” từ khi sang Việt Nam, HLV Park Hang-seo khó bổ sung cầu thủ mới cho đội tuyển. V-League có thể được khai mạc đúng thời gian để giúp các cầu thủ có ít nhất ba vòng ra sân thể hiện mình trước khi ông Park gút danh sách. Nhưng với diễn biến hiện nay, các hoạt động tập trung đội tuyển, đá giao hữu, nếu có diễn ra, thì vẫn khó đạt chất lượng mong muốn, đấy là còn chưa tính đến những thay đổi bất khả kháng.

Duy Mạnh chấn thương khiến nỗi lo của HLV Park Hang-seo trước đợt tập trung ĐTQG thêm chồng chất. Ảnh: Đức Đồng.

Duy Mạnh chấn thương khiến nỗi lo của HLV Park Hang-seo trước đợt tập trung ĐTQG thêm chồng chất. Ảnh: Đức Đồng.

Trong lượt trận vòng loại World Cup 2022 sắp đến, Việt Nam đá sau Thái Lan, vốn chỉ phải gặp Indonesia. Vì thế, nhiều khả năng, Thái Lan sẽ vượt qua Việt Nam để chiếm vị trí đầu bảng, gây áp lực khi thầy trò ông Park hướng tới trận đấu không hề dễ dàng trên đất Malaysia vào ngày 31/3.

Trong ba năm làm việc tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo chưa bao giờ lâm vào cảnh quá trình chuẩn bị nhiều bất trắc như hiện tại. Ngoài chấn thương của Duy Mạnh, bản thân HLV người Hàn Quốc cũng phải chịu án phạt của AFC nên nếu có đá giao hữu với Kyrgyzstan, ông cũng không thể trực tiếp cầm quân

Song Việt 

=> Xem thêm: Tin Thể Thao 24/7


  Thông tin thêm  

Nhà cái V9bet tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký V9bet nhận 100.000 VND free

   –     – 

About Author


v9bet